Theo kế hoạch, Thoại Sơn (An Giang) sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2020, nhưng chính quyền và người dân nỗ lực cán đích ngay trong năm nay để chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập huyện.
Phát huy thế mạnh nông nghiệp
Hướng đến mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ XDNTM trong năm 2019, cả hệ thống chính trị huyện Thoại Sơn đang khẩn trương hoàn thiện các bước chuẩn bị cũng như đề ra kế hoạch, lộ trình thực hiện, thủ tục hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn huyện NTM.
Hiện, huyện đã được UBND tỉnh công nhận 14/14 xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, 3 xã đạt chuẩn giai đoạn 2011- 2016; 11 xã đạt chuẩn giai đoạn 2017 - 2018.
Về Thoại Sơn hôm nay, huyện đã khoác lên mình tấm áo mới. Đường giao thông được tráng nhựa đẹp mắt, tạo điều kiện cho giao thương, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, học sinh đến trường thuận tiện. Trong năm 2018, huyện đã triển khai thi công 13 công trình đường huyện và 34 công trình đường xã với tổng chiều dài 144km; hoàn thành và đưa vào sử dụng 11 cây cầu bê tông nông thôn bằng nguồn lực xã hội hóa.
Phát huy thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, địa phương đã tập trung chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đúng hướng, tập trung ưu tiên phát triển các mặt hàng có tiềm năng và lợi thế, thực hiện cánh đồng lớn với diện tích trên 3.430ha; mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với tổng diện tích 11.780ha; chuyển đổi từ cánh đồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái đạt 410ha; trồng màu 850ha; nuôi thủy sản 476ha và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ngoài ra, huyện còn chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2018, đã mở 52 lớp dạy nghề cho trên 1.330 lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho 2.140 người, đạt 106% kế hoạch. Trong đó, đưa 36 lao động đi làm việc nước ngoài. Tỉ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt gần 44%. Tỉ lệ hộ nghèo còn 3,11%, giảm 1,33% so với năm 2017. Thu nhập bình quân năm 2018 gần 45,5 triệu đồng/người.
Quyết tâm về đích sớm
Đến nay, Thoại Sơn tự đánh giá đạt 6/9 tiêu chí, 10/14 chỉ tiêu. Trong đó các tiêu chí chưa đạt là quy hoạch; giao thông; y tế, văn hóa và giáo dục. Do đó, huyện đề ra nhiệm vụ kèm theo giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, huyện cũng đề xuất với UBND tỉnh An Giang ưu tiên phân bổ nguồn vốn để đầu tư các công trình trên địa bàn, nhằm hoàn thành các tiêu chí huyện NTM như giao thông, trường học, trung tâm văn hóa và các công trình xã NTM nâng cao.
Cùng với đó là những phương hướng, giải pháp duy trì, nâng cao các tiêu chí do đơn vị mình phụ trách. UBND huyện Thoại Sơn còn thực hiện kế hoạch tuyến đường hoa, cây xanh nhằm tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp với tổng chiều dài dự kiến 153,25km, gồm 13 tuyến đường: Tỉnh lộ 943 (từ thị trấn Phú Hòa đến xã Vọng Thê 37km); tuyến Tây Bốn Tổng (từ Tỉnh lộ 943 đến UBND xã Vĩnh Khánh 6km); Tỉnh lộ 960 (từ cầu Thoại Giang đến xã Bình Thành 8km)…
Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn Phạm Minh Tâm nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 là hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện NTM. Muốn thế, cần có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị; các ngành, các địa phương phải có kế hoạch, lộ trình để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, tôn tạo cảnh quan môi trường thông thoáng, xanh - sạch - đẹp từ cơ quan, nơi làm việc cho đến tận nhà dân và các tuyến đường công cộng; đẩy nhanh thực hiện các công trình giao thông và các tiêu chí chưa đạt.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.