Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 26 tháng 11 năm 2017 | 10:34

Thủ tướng tham quan các sản phẩm đặc trưng của Hà Giang

Tối 26/11, tỉnh Hà Giang tổ chức Không gian văn hóa, du lịch gắn với trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và trải nghiệm ứng dụng mua bán nông sản của Hà Giang qua điện thoại thông minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trải nghiệm ứng dụng mua bán nông sản qua điện thoại

thông minh do Tỉnh đoàn Hà Giang triển khai. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sự kiện này được tổ chức trước thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư của Hà Giang (diễn ra vào ngày 27/11) nhằm quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch và sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh tới đại biểu, khách du lịch cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tới dự và trao đổi với bà con về việc sản xuất, chế biến các sản phẩm đặc trưng của Hà Giang, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về sự đổi mới sản phẩm, từ mẫu mã, bao bì đến chất lượng và mong muốn Hà Giang phát huy thế mạnh, đưa sản phẩm đặc trưng của mình lan tỏa rộng hơn.

Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trải nghiệm ứng dụng mua bán nông sản của Hà Giang qua điện thoại thông minh do Tỉnh đoàn Hà Giang triển khai.

 

Các sản phẩm được trưng bày đều có thể truy xuất nguồn gốc và thanh toán trực tuyến.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Với công nghệ sử dụng mã QR do Sở Công Thương cấp và kiểm định chất lượng để mã hoá, xử lý dữ liệu, hệ thống sẽ giúp người dân, nhà cung cấp sản phẩm quảng bá sản phẩm của mình và thực hiện giao dịch mua bán với khách hàng trên hệ thống. Khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gửi phản hồi về các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp ngay trên hệ thống. Ứng dụng này còn cho phép khách hàng có thể thanh toán trực tuyến rất thuận tiện.

Đây được xem là giải pháp thiết thực trong bối cảnh cung ứng sản phẩm nông sản gặp khó khăn trong việc giải quyết bài toán đầu ra, quản lý chất lượng, giá thành sản phẩm.

Theo lãnh đạo tỉnh Hà Giang, tại Không gian trưng bày văn hóa, du lịch và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang, các địa phương trong tỉnh đã giới thiệu tới du khách nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của cộng đồng 19 dân tộc.

Các sản phẩm đặc trưng được trưng bày, giới thiệu tối nay có mật ong bạc hà, chè Shan tuyết, sản phẩm bánh kẹo Tam giác mạch, dược liệu, cam sành, thổ cẩm…

Tỉnh cũng tổ chức không gian thưởng thức trà Hà Giang, trình diễn nghệ thuật pha và thưởng thức trà.


Một số hình ảnh Thủ tướng tham quan Không gian văn hóa, du lịch gắn với trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang:

Thủ tướng tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm của tỉnh Hà Giang.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về sự đổi mới sản phẩm, từ mẫu mã, bao bì đến chất lượng.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Tại Không gian văn hóa du lịch còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc

của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top