Đang thi công, nhưng một số hạng mục của “Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả” (thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã xuất hiện nhiều vết nứt, gãy. Được biết, công trình này có vốn đầu tư 44 tỷ đồng từ ODA.
Thừa Thiên - Huế đã và đang tiến hành thi công các công trình bờ kè, đê điều nhằm phục vụ giao thông và phòng chống thiên tai, lũ lụt. Tuy nhiên, một trong số những công trình ấy đang khiến dư luận xôn xao về vấn đề chất lượng.
Điển hình là “Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả” (thuộc huyện Phú Vang). Đáng nói hơn, công trình này dù đang trong giai đoạn thi công nhưng một số hạng mục đã xuất hiện nhiều vết nứt, gãy.
Cụ thể, theo ghi nhận, mặt đường đê dang dở dài hơn 2km chưa sử dụng đã xuất hiện các vết nứt "chi chít" ngang dọc. Bên cạnh đó, các ta luy 2 bên rất sơ sài, có nguy cơ sụt lún bất cứ lúc nào. Đặc biệt, các khe co giãn mặt đường không đúng kĩ thuật khiến mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt gãy.
Tiếp tục tìm hiểu, được biết, công trình nói trên thuộc Dự án Phát triển Nông thôn Tổng hợp các tỉnh miền Trung, do Ban Quản lý dự án Phát triển Nông thôn các tỉnh miền Trung làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp VN1 (có trụ sở tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) và Công ty cổ phần Tư vấn và Phát triển tài nguyên nước tư vấn giám sát.
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Trương Văn Giang, Giám đốc Ban Quản lý dự án Phát triển nông thôn các tỉnh miền Trung, cho biết: “Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả” có tổng chiều dài 7km, được khởi công vào quý 3/2017 và dự kiến hoàn thành vào ngày 30/6/2019; với tổng kinh phí 44 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA".
Ban đầu, khi nhận phản ánh của phóng viên về các vết nứt, gãy tại công trình dù đang trong giai đoạn thi công, ông Giang cho rằng, đó là những khe co giãn với khoảng cách 5m thì cắt khe!?
Phóng viên tiếp tục cung cấp các hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho vị Giám đốc này xem và ông đã giải thích các vết nứt, gãy này do “vừa rồi nắng nóng nên bê tông xi măng co rút, sắp tới sẽ cho đơn vị thi công cắt, xử lý ngay các vết nứt này”!?
Ngoài ra, ông Giang thông tin thêm, trong cuộc họp tới đây, công trình sẽ xin gia hạn thêm thời gian bởi tiến độ thi công sẽ bị... kéo dài.
Trao đổi thêm với một người có kinh nghiệm trong việc thi công các công trình xây dựng, được biết, đối với hạng mục đổ bê tông mặt đường nói trên, sau khi thi công khoảng vài ngày, đơn vị thi công sẽ cho cắt khe co giãn theo thiết kế đã được duyệt. Người này cho biết thêm, hiện tượng nứt, gãy của công trình nêu trên có thể do nhiều nguyên nhân và không loại trừ nguyên nhân năng lực của nhà thầu không đảm bảo hoặc thi công quá ẩu!?
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại công trình 44 tỷ đồng này:
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.