Vụ án được cho là buôn lậu 535,8m3 gỗ trắc từ Lào về Việt Nam do Công ty Ngọc Hưng có địa chỉ thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị được cho là vụ án oan sai nghiêm trọng trong luật tố tụng.
Trước đây, Báo Kinh tế nông thôn đã phán ánh nhiều kỳ, nay án phúc thẩm do Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng xét xử tiếp tục oan sai.
Để rộng đường dư luận Kinh tế nông thôn tiếp tục thực hiện loạt bài trở lại vụ án oan sai này.
Tang vật 535m3 gỗ Trắc bị thu giữ
Bài 1: Dấu hiệu oan sai
Công ty TNHHMTV Ngọc Hưng (Quảng Trị) được cho là“buôn lậu” 535,8m3 gỗ trắc từ Lào về Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ 3 là Hong Kong (Trung Quốc).
Mặc dù trong quá trình mua bán, vận chuyển, công ty đóng nộp các khoản thuế đầy đủ đúng quy định pháp luật giữa hai nước Lào-Việt Nam, để về cửa khẩu cảng Cửa Việt (Quảng Trị) để mở Tờ khai xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D sang nước thứ 3 là Hong Kong.
“Buôn lậu” 535,8m3 gỗ trắc?
Theo quy định của Bộ Tài chính, lô gỗ nói trên không phải chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, chỉ chịu thuế GTGT. Vì thế, ngày 17/01/2012 Công ty Ngọc Hưng đã nộp đủ số tiền thuế GTGT là 3.246.503.317 đồng.
Ngày 30/12/2011 khi lô gỗ đang được bốc xếp lên tàu tại cảng Đà Nẵng, đột nhiên ông Nguyễn Văn Cẩn - Phó Tổng cục Trưởng, phụ trách phòng chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan thời bấy giờ phát công văn hỏa tốc gửi Cục Điều tra Chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, buộc phải giữ lại lô hàng nói trên vì khả nghi có dấu hiệu buôn lậu. Sau khi khám xét chỉ thấy lẫn vào trong đó 21m3 gỗ giáng hương, ngoài ra không phát hiện bất kỳ một loại gỗ nào giá trị hơn gỗ trắc.
Thế nhưng, ngày 06/4/2012, Cục Điều tra Chống buôn lậu ban hành “Quyết định khởi tố vụ án hình sự” số 02/QĐ-ĐTCBL, khởi tố Công ty Ngọc Hưng về tội “Buôn lậu” quy định tại Điều 153 BLHS, với cáo buộc “xuất khẩu hàng hóa không có nguồn gốc hợp pháp”.
Ngày 24/5/2012, Vụ 1 - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có Công văn số 1213/VKST-V1 gửi Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ Công an (C46) đề nghị tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra theo thẩm quyền.
C46 kết luận một đường, C44 kết luận một nẻo
Sau khi thụ lý hồ sơ, ngày 6/6/2012, C46 có Công văn số 231/C46 (P10) gửi Tổng cục Hải quan: Đề nghị Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp Liên ngành Tư pháp (C46, Vụ 1, TAND Tối cao) để nghe báo cáo, thống nhất đánh giá và hướng xử lý” vì “những sai phạm của Công ty Ngọc Hưng không trái với những quy định của Nhà nước về công tác quản lý xuất, nhập khẩu nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu quy định tại Điều 153 BLHS”.
Mặc dù, Quyết định của C46 khẳng định Công ty Ngọc Hưng vô tội vì không có dấu hiệu phạm tội buôn lậu đối với lô hàng nói trên. Thế nhưng ngày 11/6/2012, Tổng cục Hải quan lại có Công văn gửi Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị chỉ đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an C44 tiếp nhận hồ sơ để điều tra, khởi tố vụ án. Và, ngày 12/7/2012, C44 có công văn đề nghị Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan chuyển giao hồ sơ vụ án sang cho cơ quan C44 để điều tra theo thẩm quyền.
Theo đó, ngày 13/7/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan chính thức chuyển toàn bộ hồ sơ và vật chứng vụ án cho C44. Sau hơn 4 tháng thụ lý hồ sơ điều tra, ngày 19/11/2012, C44 ra Quyết định khởi tố bị can số 188/C44-P4 đồng thời bắt giam 12 tháng đối với ông Trương Huy Liệu, Phó giám đốc Công ty Ngọc Hưng. Cùng lúc ban hành Quyết định khởi tố bị can số 189/C44-P4, cấm bà Trần Thị Dung - Giám đốc Công ty Ngọc Hưng đi khỏi nơi cư trú, với cáo buộc “có hành vi không khai báo so với thực tế tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, khối lượng gỗ Giáng Hương, gỗ Trắc xẻ khi xuất khẩu từ Việt Nam sang Hong Kong - Trung Quốc”.
Vì thế, Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng phải đưa vụ án “Buôn lậu” 535m3 gỗ trắc ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm. Tuy nhiên, cả 03 lần xét xử,Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng đều phải trả hồ sơ lại cho VKSND Tối cao để điều tra bổ sung. Trong đó, lần thứ 03 Hội đồng xét xử đã có cơ sở vững chắc để chứng minh các bị cáo không phạm tội “Buôn lậu” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong bản tố cáo của ông Trương Huy Liệu gửi các cấp kêu oan cũng như những lời bào chữa của các đoàn luật sư bảo vệ thân chủ đều cho rằng: Việc bắt hàng, bắt người, sang Lào điều tra, ép cung gây chết người, bán tháo vật chứng trong quá trình điều tra để trục lợi hàng trăm tỷ đồng rồi kết luận, truy tố ông Trương Huy Liệu và bà Trần Thị Dung về tội “Buôn lậu” quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 153 BLHS; truy tố Công chức Hải quan Đỗ Danh Thắng, Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2, Điều 285 BLHS là việc làm hết sức không bình thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng của Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C44) và Viện KSND Tối cao (Vụ 1, Vụ 3).
Nhóm PV miền Trung
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.