Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2018 | 8:36

Tiếng “kêu cứu” từ làng gốm Bát Tràng

Từ khi Dự án khu thương mại làng nghề Bát Tràng ở xã Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) bị dừng triển khai, nhiều hộ kinh doanh gốm sứ và người dân làng gốm cổ truyền Bát Tràng gặp nhiều khó khăn...

2.jpg
Cảnh hoang tàn, nhếch nhác khi dự án khu thương mại làng nghề Bát Tràng bị dừng triển khai.

 

Doanh nghiệp điêu đứng

Được biết, trước đây Công ty CP Sứ Bát Tràng (đơn vị chủ quản Hapro) lập dự án Khu thương mại làng nghề Bát Tràng nhưng không triển khai, dẫn đến việc đất bị bỏ hoang nhiều năm. Năm 2012, Công ty CP Sứ Bát Tràng chuyển giao cho Công ty CP Đầu tư và Du lịch Quang Minh (Công ty Quang Minh), ở xóm 3, xã Bát Tràng tiếp tục thực hiện dự án và khai thác trên diện tích hơn 1,3ha vốn là Phân xưởng khuôn bao - mỹ nghệ thuộc Công ty CP Sứ Bát Tràng.

Từ khi được chuyển giao, nhiều khó khăn liên quan đến các hộ dân chiếm đất trái phép quá hạn không chịu di dời, công tác giải phóng mặt bằng gặp trở ngại khiến việc triển khai dự án liên tục bị chậm tiến độ. Đặc biệt, năm 2015, trong khi thi công phần móng khu nhà trung tâm, chủ đầu tư khai quật được 53 bộ hài cốt, quá trình khai quật diễn ra trong nhiều tháng liền.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó, toàn bộ 1.700m2 hố móng bị úng ngập do rơi vào mùa mưa, sau khi khắc phục các sự cố trên thì giấy phép của chủ đầu tư hết hạn. Cộng với việc, năm 2016, TP. Hà Nội quyết định đưa Làng Bát Tràng và Làng Vạn Phúc vào Quy hoạch Dự án đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch khiến mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng Dự án khu thương mại làng nghề Bát Tràng bị đình trệ hoàn toàn.

 

1-1.jpg
Hàng trăm tấn thép để phục vụ xây dựng dự án có tổng giá trị đầu tư ngót nghét gần trăm tỷ đồng nằm phơi nắng, phơi mưa

 

Bà Vũ Thị Nhung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Quang Minh, cho biết, 3 năm dừng dự án là 3 năm đọng chết vốn, khiến chúng tôi điêu đứng, kiệt quệ về tài chính.

“Bên cạnh đó, dự án quy hoạch của TP. Hà Nội bước sang năm thứ 3 chưa công bố khiến cho doanh nghiệp chúng tôi lao đao theo. Trong khi, khoảng 6.000m2 đất trống để hoang phí nhưng vẫn phải đóng thuế, từ chi phí vận hành cho đến chi phí lãi vay, chi phí lãi ngân hàng, phí phạt tồn kho vật tư…, ước tiền thiệt hại hàng chục tỷ đồng”, bà Nhung nói.

3.jpg
Nhiều tiểu thương mua ki ốt nhưng dự án chậm triển khai nên gặp không ít khó khăn.

 

Dân kêu cứu

Dự án khu thương mại làng nghề Bát Tràng ra đời là để thu hút hàng trăm tiểu thương vào làm ăn, buôn bán, có mặt bằng ổn định để trưng bày các sản phẩm của làng nghề cùng với đó là giải quyết công ăn, việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, làm lợi ngân sách cho Nhà nước, tạo sự ổn định cho xã hội.

Nhưng với nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan khiến dự án bị tạm dừng dẫn đến không chỉ chủ đầu tư mà nhiều tiểu thương gặp rất nhiều khó khăn. Chị Phạm Thị Hường, tiểu thương người Bát Tràng, than thở: “Vì vướng dự án, quy hoạch của thành phố nên mấy năm qua, việc dựng một cái sạp nhỏ để bán hàng thôi cũng không được phép. Chờ đợi lâu quá, chỗ kinh doanh không có, chúng tôi biết làm gì để duy trì cuộc sống hàng ngày. Thành phố làm gì thì làm nhưng cần đẩy nhanh hơn để người dân chúng tôi bớt khổ”.

Bà Trần Thị Thanh cũng bộc bạch: “Tôi mua kiốt gần 2 năm nay, tiền đã nộp đủ nhưng dự án thì không triển khai. Hiện, tôi và hàng chục hộ khác rất khó khăn vì phần lớn số tiền mua kiốt là tiền đi vay. Chúng tôi đề nghị chính quyền cho xây tạm thời để lấy gian hàng kinh doanh”.

Trước khó khăn của doanh nghiệp, khó khăn của hàng chục tiểu thương đã đóng tiền mua ki ốt nhưng nhiều năm nay chưa có nơi để kinh doanh, thiết nghĩ, UBND TP. Hà Nội nên sớm hoàn thiện và phê duyệt Quy hoạch Dự án đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại Bát Tràng để người dân yên tâm, sớm ổn định cuộc sống.

Cùng với đó, TP. Hà Nội cũng nên có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để Dự án khu thương mại làng nghề Bát Tràng được tiếp tục hoàn thiện, giúp  bà con sớm có nơi kinh doanh, giảm bớt khó khăn như hiện nay.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top