Mới đây, Phòng PC05 (Công an TP. HCM) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TP.HCM) tiến hành kiểm tra, xác minh xử lý khoảng 32 tấn găng tay y tế nghi ngờ đã qua sử dụng từ nước ngoài nhập vào Việt Nam.
Trước đó, Phòng PC05 đã phát hiện 4 container được khai báo găng tay nhà bếp, hàng mới được 2 công ty nhập từ Malaysia, Trung Quốc với nhiều nghi vấn nên đã có công văn yêu cầu Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp kiểm tra.
Kiểm tra bước đầu, lực lượng xác định 2 lô hàng của Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu thiết bị y tế Sài Gòn Trading Group (gọi tắt là Công ty Sài Gòn Trading Group, số 111 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhập từ Malaysia, Trung Quốc số lượng khoảng 20 tấn.
Công ty Sài Gòn Trading Group khai báo hải quan nhập 2 container găng tay cao su dùng cho nhà bếp, mới 100%, xuất xứ Malaysia, Trung Quốc thông qua cảng Cát Lái. Tiến hành kiểm tra thực tế, Phòng PC05 và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện 2 container chứa găng tay cao su các loại, đã nhàu nát, ố vàng, dính bụi bẩn, mốc, không nhãn hiệu, nghi vấn đây là găng tay y tế đã qua sử dụng.
Trước đó, Phòng PC05 cũng đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra 2 container hàng của Công ty cổ phần sản xuất vật tư y tế Super Antibacterial Mask (địa chỉ đăng ký trụ sở chính tại 61 đường N8, KDC Jamona City, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM).
Công ty này khai báo hải quan 2 container hàng nói trên gồm: Găng tay cao su không bột - size M (không nhãn hiệu) - dùng trong sơ chế thực phẩm và ngành làm móng (nail), hàng mới 100%, xuất xứ Malaysia, số lượng 12 tấn. Qua kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện găng tay cao su không bột, găng tay nghi ngờ dùng trong y tế, không đồng nhất, nhiều màu.
Hiện, khoảng 32 tấn nghi ngờ là găng tay y tế đã qua sử dụng đang được lực lượng chức năng điều tra làm rõ.
Quảng Ninh: Phát hiện 28,3 tấn quần áo cũ nghi nhập lậu
Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh) tiến hành khám kho hàng tại thôn Đông Thành, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều phát hiện trong kho có chứa 509 kiện (tổng cân nặng 28,3 tấn) quần áo đã qua sử dụng có dấu hiệu nhập lậu.
Lực lượng chức năng xác định chủ kho hàng là bà Bùi Thị Hoa Mai (ở thôn 7, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều). Tại thời điểm khám, bà Mai không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Theo khai nhận ban đầu, số hàng trên được chủ cơ sở thu gom tại nhiều nguồn khác nhau sau đó về gia công lại rồi bán trên 3 tài khoản Facebook "Tổng Kho Buôn Hàng Quảng Châu Giá Tận Xưởng"; "Mai Dương"; "Bui Mai".
Đây có thể coi là kho hàng đã qua sử dụng nhập lậu lớn nhất miền Bắc. Hiện toàn bộ số quần áo nói trên đã tạm giữ để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Phạt hơn 400 triệu đồng vì kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Cục QLTT Thanh Hóa vừa trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hữu Dũng, ở xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa về các hành vi:
Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phạt tiền: 35.000.000 đồng. Tịch thu toàn bộ thực phẩm vi phạm gồm: 220 kg ruốc thịt, 360 kg bánh tráng trắng, 240 kg bánh tráng trộn, 125 lít nước sốt. Tổng trị giá hàng tịch thu: 57.083.000 đồng.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra tang vật tại kho hàng nhà ông Dũng.
Phạt tiền: 389.250.000 đồng về hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà có một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật. Buộc tiêu hủy toàn bộ số thực phẩm 6.920 kg thịt sấy khô. Trị giá hàng tiêu hủy: 519.000.000 đồng.
Trước đó, Cục QLTT Thanh Hóa phối hợp cùng Phòng cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh Thanh Hóa khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với 02 kho hàng của ông Nguyễn Hữu Dũng tại xã Hoằng Giang, và Hoằng Hợp (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) phát hiện 6,8 tấn Thịt sấy khô các loại cộng với gần 1 tấn các mặt hàng Ruốc thịt, Ruốc sấy hương biển, bánh tráng các loại và nước sốt.
Toàn bộ số hàng hóa trên chủ kho không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên đế xác minh, làm rõ theo quy định.
Gia Lai: Tiêu hủy hơn 208.000 bao thuốc lá lậu
Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai tiến hành tiêu hủy 208.849 bao thuốc lá điếu nhập lậu các loại, trị giá gần 4 tỉ đồng. Đây là vật chứng và tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu từ ngày 1/4/2018 đến ngày 30/7/2020, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu và quyết định xử lý tang vật.
Theo cơ quan Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, đây là đợt tiêu hủy thuốc lá nhập lậu lớn nhất kể từ năm 2018 đến nay, nhằm thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thuốc lá lậu trước giờ tiêu hủy.
Trước đó, Hội đồng tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính do Cục Quản lý thị trường Gia Lai chủ trì tiến hành tiêu hủy hàng hóa không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường gồm: 1.324 kg thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn; 1.320 chi tiết là quân trang, quân phục của lực lượng Quân đội nhân Việt Nam mà theo quy định là nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán..
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.