Đến ngày 10/3, Việt Nam ghi nhận 34 ca nhiễm Covid-19, trong lúc dịch đang có diễn biến phức tạp thì tình trạng vận chuyển khẩu trang không có nguồn gốc, chuyển trái phép đang nóng hơn bao giờ hết.
Tây Nhinh: Bắt xe vận chuyển hơn 500.000 khẩu trang y tế qua biên giới
Ngày 9/3, tại khu vực cửa khẩu Tân Nam các chiến sĩ Đồn biên phòng Tân Bình phát hiện 1 ô tô tải đi vào khu vực cửa khẩu có nhiều dấu hiệu nghi vấn.
Các chiến sĩ biên phòng đã tiến hành kiểm tra phát hiện bên trong xe có 211 thùng catton chứa đầy khẩu trang y tế mang nhiều thương hiệu khác nhau. Qua kiểm đếm trong 211 thùng có chứa 527.500 khẩu trang y tế.
Tài xế chiếc xe nói trên là Nguyễn Hữu Phúc (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Tại và người áp tải hàng tên Lê Minh Hùng (sinh năm 1955, trú tại thị trấn Gò Dầu). Hùng xuất trình các giấy tờ liên quan số khẩu trang trên, tuy nhiên qua kiểm tra đối chiếu số lượng, chủng loại đều không khớp với số lượng thực tế.
Hùng khai nhận vận chuyển thuê số hàng trên cho một khách hàng người Campuchia. Hiện, BĐBP Tây Ninh phối hợp các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Tân Biên tiếp tục điều tra làm rõ.
Quảng Bình: Tạm giữ 75.000 chiếc khẩu trang có dấu hiệu vi phạm
Trong khi đó, tại km 643 Quốc lộ 1A xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Đội QLTT số 5 - Cục QLTT Quảng Bình đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xe ô tải mang BKS số 29C-752.56 do ông Đặng Đình Tiến ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội điều khiển.
Khi kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm là 75.000 chiếc khẩu trang.
Số hàng hóa trên có kèm theo 01 Hóa đơn giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trên nội dung Hóa đơn không ghi ngày tháng năm của hóa đơn. Qua kiểm tra lực lượng chức năng thấy không trùng khớp về số lượng, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về hóa đơn, chứng từ trên để xác minh và xử lý theo quy định.
Hà Nội: Thu giữ 20.000 chiếc khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc.
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với lực lượng Công an Hà Nội kiểm tra 01 địa điểm kinh doanh trên quận Hoàng Mai, phát hiện và tạm giữ 20.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 15 (Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Hoàng Mai kiểm tra địa điểm kinh doanh thuộc công ty TNHH O - T Pharma Việt Nam, ở Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Qua kiểm tra, Đoàn phát hiện 20.000 chiếc khẩu trang tại địa điểm kinh doanh, chủ cơ sở chưa xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đội QLTT số 15 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hoá trên để tiếp tục xác minh làm rõ và xử lý theo quy đinh của pháp luật.
An Giang: Tạm giữ 29.950 chiếc khẩu trang y tế và 2.394 chai gel rửa tay
Qua kiểm tra đoàn phát hiện 29.950 chiếc khẩu trang y tế các loại và 2.394 chai gel rửa tay khô diệt khuẩn không có chủ sở hữu và không có hóa đơn, chứng từ. Đoàn đã lập biên bản tạm giữ số khẩu trang và chai gel rửa tay để xác minh, xử lý theo quy định.
Cảnh báo tình trạng thu gom, tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết do nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao, đã có tình trạng thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái chế, bán ra thị trường.
Gần đây đã có 2 kho chứa hàng tấn khẩu trang đã sử dụng bị phát hiện tại các thành phố lớn là Hà Nội (hơn 600 kg) và TP. Hồ Chí Minh (gần 2 tấn). Theo các chuyên gia, số lượng lớn khẩu trang đã sử dụng như thế này chỉ có thể thu gom tại bệnh viện, nguy cơ phát tán mầm bệnh ra thị trường nếu tái sử dụng là rất cao.
Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu các bệnh viện, Sở Y tế thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt là quản lý chất thải y tế và bảo đảm đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, các phương tiện phòng hộ sử dụng phải có có nguồn gốc rõ ràng và đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Các sở y tế, bệnh viện tổ chức giám sát việc thu gom, lưu giữ, chuyển giao chất thải y tế, đặc biệt là khẩu trang, nếu để xảy ra tình trạng thất thoát rác thải, bệnh viện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Trước tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường cảnh báo đến tất cả các Cục Quản lý thị trường trên cả nước để tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến hành vi này. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành, lực lượng chức năng như công an, y tế xử lý nghiêm, có thể xử lý hình sự các trường hợp vi phạm và có các hướng dẫn về tiêu hủy khẩu trang sử dụng 1 lần, các vật phẩm y tế đã qua sử dụng để tránh nguy cơ bị đối tượng xấu trục lợi.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.