Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề, với số tiền giao dịch lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Phùng Văn Hùng (trú tại Vật Lại, Ba Vì), Nguyễn Ngọc Sơn (trú tại Đồng Thái, Ba Vì) và Dương Văn Nam (SN 1985, trú tại Phú Sơn, Ba Vì). Từ đầu năm 2020, Hùng và Sơn đã đứng ra nhận số lô, đề của các con bạc ở huyện Ba Vì, các tỉnh lân cận Hà Nội như Sơn La, Phú Thọ, Bắc Ninh. Trung bình mỗi ngày, các đối tượng tổ chức đánh bạc, và đánh bạc với số tiền khoảng 6 tỷ đồng.
Đầu tháng 3/2021, Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội đã bắt giữ 3 đối tượng trong đường dây là Phùng Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn và Dương Văn Nam.
Tang vật thu giữ là 6 điện thoại di động và 100 triệu đồng tiền mặt. Tính từ đầu năm 2020 đến thời điểm bị bắt giữ, các đối tượng đã tổ chức đánh bạc với số tiền giao dịch lên đến 1.000 tỷ đồng. Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội đang tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định.
An Giang: Truy tố 2 đối tượng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Thành (An Giang) vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thành Long, trú xã An Hòa, huyện Châu Thành và Lê Văn Tình, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành (An Giang) về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật”.
Nguyễn Thành Long (bên trái) và Lê Văn Tình.
Trước đó, tại khu vực chành xe Tô Châu, thuộc xã Bình Hòa (Châu Thành - An Giang), lực lượng phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang phát hiện Long đang điều khiển xe môtô vận chuyển 180 chai thuốc bảo vệ thực vật nhãn hiệu Filia 525SE và Anvil 5SC không hóa đơn chứng từ nên tiến hành bắt giữ.
Qua đấu tranh ban đầu, lực lượng chức năng tiến hành truy thu nhanh số lượng thuốc bảo vệ thực vật mà đối tượng Long đã gửi trước đó tại chành xe, thu giữ thêm 80 thuốc bảo vệ thực vật nhãn hiệu AmistarTop.
Kiểm tra nơi ở của Long, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ nhiều vỏ chai, nắp chai, máy đóng nắp, bột màu, nhãn hiệu của nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và nhiều dụng cụ phục vụ cho việc sang chiết, pha chế thuốc bảo vệ thực vật giả.
Bằng các tài liệu chứng cứ thu thập được, cơ quan Công an xác định Lê Văn Tình chính là chủ mưu, thuê Nguyễn Thành Long sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả để bán thu lợi nhuận bất chính.
Hưng Yên: Phát hiện cơ sở sản xuất quần áo giả nhãn hiệu
Mới đây, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hưng Yên phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng may mặc của bà Trần Thị Huyền, ở thôn 1, xã Quảng Châu, TP. Hưng Yên. Quá trình kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang sản xuất sản phẩm áo phông, áo khoác các loại mang các nhãn hiệu Balenciaga, Louis Vuitton, Burberry, Gucci có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu.
Chủ cơ sở đã không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh theo quy định, không xuất trình được hợp đồng gia công và hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Đội QLTT số 1 đã ra quyết định tạm giữ 508 cái áo phông các loại; 45kg tem, mác; 600kg nguyên phụ liệu và 8 máy móc các loại phục vụ việc sản xuất để tiếp tục xác minh, làm rõ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Balenciaga, Louis Vuitton, Burberry, Gucci đang được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trước đó, ngày 18/3/2021, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên phối hợp cùng Phòng cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hưng Yên kiểm tra, thu giữ một xe ô tô tải vận chuyển 7 tấn vải cuộn nhập lậu.
Lạng Sơn: Thu giữ 30.000 con giống gia cầm không rõ nguồn gốc
Ngày 22/3, Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 12C- 075.87 có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm tại đường rẽ vào Trạm thu phí tỉnh lộ 242, thuộc địa phận thôn Na Hoa, xã Hồ Sơn, huyện Hữu Lũng.
Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang vận chuyển 140 lồng nhựa màu vàng. Bên trong các lồng nhựa chứa gần 30.000 con gà giống từ 3-5 ngày tuổi. Làm việc với cơ quan chức năng, lái xe kiêm chủ hàng là ông Tô Văn Hiền, ở xã Gia Cát, huyện Cao Lộc khai nhận thu mua số hàng trên tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình vận chuyển về tiêu thụ.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Hiền không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ kiểm dịch theo quy định cho lô hàng đang vận chuyển trên xe. Hiện đội QLTT số 6 đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật và phương tiện vận tải trên. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chuyên môn để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.