Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 28 tháng 11 năm 2021 | 19:18

Tinh dầu gừng Trí Đức OCOP 4 sao, 4 triệu đồng/lít

Với nhiều tác dụng khác nhau, củ gừng Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước, thu về lợi nhuận cao, nhất là khi chiết xuất thành tinh dầu.

Gừng ta, gừng gió đều quý như nhau 

Ông Nguyễn Phi Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trí Đức, xã Dương Liễu, huyện Hoài đức (Hà Nội) cho biết, ông bắt đầu đến với củ gừng từ năm 1999 đến nay.

 

img-6944.JPG

 Bà con đang thu hoạch gừng

 

Khởi đầu, từ năm 1999 – 2005, ông và gia đình làm thương mại, thu mua cho bà con trồng gừng và bán lại cho các chợ đầu mối ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Từ năm 2006 đến nay, liên kết với bà con và các Hợp tác xã, để trồng và tiêu thụ sản phẩm, tính đến nay, diện tích vùng trồng đã lên đến 70 – 80 ha. Ngoài ra, còn thu mua ở Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn La; Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum…

Hiện, Trí Đức đang thu mua 2 loại gừng: gừng trâu (củ to), ở khu vực Tây Nguyên; gừng ta, củ bé hơn, ở các tỉnh phía Bắc. Nếu thiếu nguyên liệu sản xuất, thì phải nhập của Trung Quốc, nhưng giá cao hơn. Ví như: gừng trong nước 15.000 đồng/kg, gừng Trung Quốc 20 – 22.000 đồng/kg.

Theo đó, từ năm 2010 đến nay, Trí Đức đã hợp tác với các Công ty Dược phẩm ở Hậu Giang, để chuyển giao công nghệ, và cung cấp tinh dầu, để sản xuất thuốc. Bình quân, mỗi năm, Trí Đức chiết xuất được khoảng 3 tấn tinh dầu gừng, tương đương 2.000 tấn gừng tươi.

Một trong những lợi thế của cây gừng là ít sâu bệnh, song lại hại đất, do cây hút chất dinh dưỡng nhanh, vì vậy, sau 2 năm canh tác, phải cho đất nghỉ 1 năm, sang năm thứ 3, đất khoẻ, mới trồng lại.

Để có được sản phẩm tinh dầu gừng như ngày nay, Công ty đã phải mất 20 năm. Trước tiên, phải biết tuổi của củ gừng, thời điểm thích hợp của từng chủng loại gừng, để chiết xuất tinh dầu.

Theo đó, cách chiết xuất tinh dầu rất đơn giản, theo phương pháp cổ truyền. Gừng tươi, rửa sạch, thái mỏng cho vào dụng cụ chiết xuất, dùng khí sạch như điện, hoặc than đã qua xử lý, với nhiệt độ thích hợp 80 – 85oC sẽ ra được tinh dầu. Bình quân, 1 tấn gừng tươi, chiết xuất được 1 kg tinh dầu. 

Đầu ra là Công ty Dược Hậu Giang và các Công ty Dược phẩm, Thực phẩm, cơ sở buôn bán tinh dầu lớn, nhỏ trên cả nước. Đặc biệt, những đơn vị này, còn pha trộn thêm những thành phần phụ, để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Ví như, các loại tinh dầu phù hợp với việc xông phòng, xông hơi, treo trên xe, tàu để tránh say tàu xe. Thời điểm dịch Covid-19 chưa được kiểm soát triệt để, trong 2 năm 2020 – 2021, sản lượng tinh dầu của Công ty bán ra tăng gấp đôi. Người dân và các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều hơn, do đặc tính nóng ấm, sát khuẩn tốt của tinh dầu.

Song, cũng có hạn chế chế là, do dịch bệnh căng thẳng, kéo dài, nên nhiều đơn hàng chưa đến được tay người tiêu dùng, việc giao hàng cũng chậm trễ hơn ngày thường.

“Hiện, Công ty có 2 loại tinh dầu: Tinh dầu gừng ta và tinh dầu gừng gió, về chất lượng, giá cả 2 loại này tương đương nhau. Ví như: Gừng ta, các công ty thực phẩm thu mua nhiều, để sản xuất bánh kẹo, đồ uống. Gừng gió, các công ty dược đăng ký nhiều, dùng để xoa bóp, chống cảm lạnh, nhất là cho người ốm, người già trong mùa Đông.

Ngoài ra, tinh dầu gừng còn có thể giúp làm đẹp, chống rụng tóc (sau khi gội đầu, xịt nhẹ lên da đẩu khoảng 1 -2 giọt, xoa nhẹ trong vài giây). Hoặc, dùng 1- 2 giọt, nhỏ vào nước ấm để uống; cho vào nồi nước xông khi cảm lạnh. Có một mẹo nhỏ để chống viêm họng là, nuốt, súc họng từ 1-2 giọt, sau 1 đêm đã có tác dụng ngay.

Về giá cả, có nhiều loại: 10mil giá 120.000 đồng/lọ; 20mil: 220.000 đồng/lọ; 50mil: 500.000 đồng/lọ và 4 triệu đồng/lít” – ông Tiến cho biết thêm. 

 

img-6948.JPG

 Thu hồi và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

 

“Hậu trường” sản phẩm OCOP

Trao đổi với chúng tôi, trong tư cách là như tư vấn, và những lần đi thẩm định sản phẩm OCOP Hà Nội, bà Vương Thị Kim Thắm, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà Kinh Bắc, cho biết: “Đơn vị của chúng tôi chuyên sâu các lĩnh vực như: Đào tạo, tập huấn cho bà con nông dân về Chương trình Mục tiêu Quốc gia XDNTM; Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) và các Chương trình Đào tạo lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản; phòng chống cháy rừng…

Theo đó, với vai trò là nhà tư vấn, để có 1 sản phẩm OCOP từ 1 sao – 5 sao, chúng tôi phải xuống cơ sở, tiếp cận các chủ thể, xem xét hồ sơ và sản phẩm của họ. Sau đó, căn cứ vào  Bộ tiêu chí của Trung ương để khảo sát, đánh giá thực trạng sản phẩm.

Nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ cho chủ thể, để họ hiểu về Bộ tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ, và giúp họ hình dung xem sản phẩm của họ đang ở mức độ nào? 

Nếu bà con còn thiếu tiêu chí, điều kiện gì, thì giúp họ tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm, để đạt được nhiều “sao” hơn. Đặc biệt là, giúp họ thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng KHKT mới vào sản xuất, chế biến. Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”.

Ngoài ra, bà Thắm còn cho biết thêm, có tới 26 bộ phiếu chấm, cho 6 nhóm ngành: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược; hàng thủ công mỹ nghệ; vải, may mặc; nghành du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Người dân đạt tiêu chí nào thì xếp vào đấy, bắt đầu từ 1 sao đến 5 sao.  

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, cho biết “Tính đến cuối năm 2020, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP, gồm 216 chủ thể. Trong đó, có 4 sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 731 sản phẩm 4 sao; 306 sản phẩm 3 sao. Trong số 1.054 sản phẩm có 691 sản phẩm thực phẩm; 30 sản phẩm đồ uống; 7 sản phẩm thảo dược. Vải, đồ may mặc 27 sản phẩm; đồ lưu niệm, nội thất và trang trí 299 sản phẩm, đã giải quyết và tạo việc làm cho trên 500 lao động nông thôn”.

Ngoài ra, cũng theo ông Mỹ, giai đoạn 2021 – 2025, Thành phố phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP, được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, mỗi huyện, thị xã, xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế, sáng tạo. Giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, gắn với du lịch; hàng năm, mỗi quận, huyện, thị xã phát triển ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

 

 

Bài viết có sự tham gia của Văn phòng điều phối XDNTM Hà Nội

                                                                                  

 

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top