Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 3 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 9 năm 2018 | 23:57

Trả lời vụ “đất vàng, giá bèo” tại Thanh Hoá: ĐBQH chưa đồng tình!

Mặc dù kết luận về vụ kiểm tra “đất vàng, giá bèo” tại Thanh Hoá chưa được Bộ TN&MT công bố, tuy nhiên, mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản trả lời chính thức đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) về vấn đề nêu trên.

Chỉ phát hiện hơn 3 tỷ đồng sai phạm
 
Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Văn bản số 1112/TTg-QHĐP trả lời nội dung chất vấn Thủ tướng Chính phủ của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14) về 3 dự án “đất vàng, giá bèo” mà báo chí nêu và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, kết hợp với các bộ ban ngành khác kiểm tra từ 4/2017, nhưng hơn 1 năm vẫn chưa được công bố kết quả kiểm tra.
 
Theo Văn bản số 1112/TTg-QHĐP, dự án Khu thương mại, dịch vụ và dân cư BTM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hoá: Thu bổ sung ngân sách nhà nước số tiền xác định chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện thủ tục cho thuê khu công trình phức hợp 2 đối với Công ty CPTM và Đầu tư An Phát và thực hiện thu tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
nh-1.jpg
Dự án Khu thương mại, dịch vụ và dân cư BTM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hoá - vị trí đất vàng (hơn 2,9ha mà ngân sách chỉ thu được gần 29 tỷ đồng).
Đối với dự án Khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn: Thu sổ sung ngân sách nhà nước số tiền xác định chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời rút kinh nghiệm trong việc xác định giá đất; chỉ đạo tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất còn lại để giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của UBND thị xã Sầm Sơn (nay là TP. Sầm Sơn), UBND xã Quảng Cư (nay là phường Quảng Cư) trong việc buông lỏng quản lý đất đai, giao đất không đúng thẩm quyền thời gian trước đây, đã làm tăng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.
 
Đối với dự án Khu nhà ở thương mại số 34 Ngô Từ, phường Lam Sơn, TP. Thanh Hoá: Rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định, trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đối với các sở, ngành và UBND TP. Thanh Hoá dẫn đến việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án số 34 Ngô Từ phủ lên phần diện tích đất đã được UBND TP. Thanh Hoá tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để tránh những thiếu sót tương tự.
 
Bộ Tài chính, Bộ xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ giám sát việc thực hiện của UBND tỉnh Thanh Hoá đối với các chỉ đạo nêu trên, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không để thất thoát ngân sách nhà nước và tránh phát sinh khiếu kiện.
 
Cũng theo nội dung Văn bản số 1112/TTg-QHĐP, đến nay, UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh Thanh Hoá thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành về việc tổ chức các hội nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có lien quan; đã phê bình, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định; đã thu bổ sung ngân sách nhà nước phần kinh phí do xác định chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (tổng số tiền 3.503.138.000 đồng) cho 3 dự án “đất vàng, giá bèo” nói trên.
 
Cần Bộ Công an vào cuộc làm rõ
 
Trao đổi với báo chí, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, những nội dung trả lời về các dự án “đất vàng, giá bèo” tại Thanh Hóa mà dư luận quan tâm và được Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra là chưa thoả đáng.
 
Thứ nhất, qua khảo sát thực tế tại các dự án “đất vàng” này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhận thấy không thể có cái giá “thấp bèo” đến như thế, cả 3 dự án mà chỉ phát hiện sai phạm hơn 3 tỷ đồng thì khó có thể chấp nhận được?! Vì vậy, theo đại biểu,  để minh bạch và rõ ràng, cần phải có sự vào cuộc của Bộ Công an điều tra làm rõ.
 
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết, bản thân đã đến thực tế khảo sát các dự án này. Đặc biệt là dự án Khu thương mại, dịch vụ và dân cư BTM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hoá (nằm ngay trục Đại lộ Lê Lợi), vị trí đẹp và trung tâm nhất, có thể gọi là đất “kim cương”.
nh-2-khu-dân-cư-an-phú-hưng.jpg
Dự án Khu dân cư An Phú Hưng vi phạm Luật Đất đai năm 2013 và đang được tỉnh Thanh Hoá tính lại tiền sử dụng đất nộp ngân sách gần 100 tỷ đồng.
Thế nhưng năm 2013, thừa uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, lúc đó là ông Trịnh Văn Chiến, Phó chủ tịch Nguyễn Đình Xứng đã ký giao dự án này có diện tích hơn 2,9ha cho nhà đầu tư bằng hình thức “chỉ định thầu” và tính tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách nhà nước chưa đến 29 tỷ đồng là quá thấp so với giá trị thực tế của thị trường và giá đất do chính UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành (Quyết định số 4194/2012-QĐ-UBND ngày 13/12/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013, đất tại khu vực từ đường Lê Hữu Lập đến cầu Đông Hương có giá từ 11,2 - 28 triệu đồng/m2, tùy từng vị trí).
 
Thêm một vấn đề bất thường nữa tại dự án này là, ngày 27/8/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 3013/QĐ-UBND phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương. Nhưng “rất lạ” là mãi đến ngày 3/9/2013, cũng chính UBND tỉnh Thanh Hóa mới ký Quyết định 3089/QĐ-UBND để thu hồi đất và giao đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng, mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
 
Rõ ràng ở đây có dấu hiệu bất thường khi mà UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định lựa chọn nhà đầu tư trước thời điểm mà cũng chính UBND tỉnh này có quyết định thu hồi đất, giao đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng, mời thầu lựa chọn nhà đầu tư. Ngoài việc giá đất giao cho doanh nghiệp thấp đến khó tưởng so với khung giá đã ban hành, thì việc lựa chọn nhà đầu tư như thế này, rõ ràng là có sự bắt tay từ trước, lựa chọn nhà đầu tư trước khi thu hồi đất.
nh-3.jpg
Một điều “rất lạ” là Quyết định 3013, do ông Nguyễn Đình Xứng ký 27/8/2013, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư được ban hành trước Quyết định 3089/QĐ-UBND về thu hồi đất và giao đất…
"Đây là quy trình “lộn ngược” không thể chấp nhận được ở một cơ quan công quyền như UBND tỉnh Thanh Hóa, nơi có đầy đủ ban bệ giúp việc, tham mưu… Từ đó mới dẫn đến “đất vàng” biến thành “giá bèo” khiến cho ngân sách thất thu khủng", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
 
Thứ ba, vào cuối năm 2017, Thanh Hóa xảy ra sự việc “rất lạ” khi chính Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tự “tuýt còi” lại chính các quyết định do mình ký, khi đưa ra kết luận là tại địa phương này có tới 9 dự án bất động sản sai phạm Luật Đất đai năm 2013, nên phải thực hiện lại và tính thêm tiền sử dụng đất nộp về ngân sách nhà nước lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, có dự án dân cư An Phú Hưng, diện tích 2,8ha (vị trí nằm ngay bên cạnh dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hương).
 
Gần đây nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Thìn đã ký hủy bỏ văn bản cũng do chính mình ký vào ngày 19/9/2017 - “quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất (đợt 1) tại Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương, TP. Thanh Hóa” với diện tích gần 60.000m2. Theo đó, sau khi hủy bỏ giá đất khởi điểm được nâng từ 7,5 triệu đồng lên thành 9 triệu đồng/m2 và ngân sách nhà nước có thể thu về gần trăm tỷ đồng.
 
Có hay không việc tuỳ tiện sử dụng “dấu mật”?
 
Liên quan đến vụ việc, vào tháng 8/2017, trả lời báo chí, ông Lê Văn Lịch, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trưởng đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cho biết: Quá trình thanh tra đã hoàn tất, chúng tôi đã trình kết luận lên lãnh đạo bộ. Khi nào lãnh đạo bộ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng thì kết luận sẽ được công bố.
 
Nhưng, mới đây, một thành viên trong đoàn kiểm tra tiết lộ, hiện kết luận nội dung kiểm tra “đất vàng, giá bèo” tại Thanh Hoá đã có, nhưng hiện được đóng “dấu mật” nên không thể công bố ra dư luận.
 
"Đây chỉ là thông tin báo chí được Thủ tướng chỉ đạo phải làm rõ, do đó, cần phải công bố công khai cho dư luận biết. Tuy nhiên, nếu có chuyện đóng “dấu mật” là biểu hiện của sự tuỳ tiện, che dấu cho hành vi “không minh bạch”. Đặc biệt, 3 dự án “đất vàng” mà chỉ phát hiện sai phạm hơn 3 tỷ đồng là khó có thể chấp nhận", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến và đề nghị Bộ Công an sớm vào cuộc điều tra làm rõ.
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Cần chế tài mạnh để ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới

    Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.

  • Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Để có được một mùa mãng cầu bội thu, nhà nông phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức, vốn đầu tư. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở Tây Ninh xuất hiện tình trạng hái trộm trái mãng cầu với quy mô ngày càng lớn, khiến nhiều nhà vườn rất bức xúc nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả.

  • Quảng Ninh: Đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu gia súc, gia cầm

    Quảng Ninh: Đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu gia súc, gia cầm

    Các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang triển khai nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật và các sản phẩm từ động vật qua đường mòn, lối mở, cửa khẩu biên giới, không để hình thành “điểm nóng”.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top