Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 12 năm 2017 | 9:2

Trao Quyết định công nhận Tam Điệp hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thành phố Tam Điệp là đơn vị cấp huyện thứ 43 của cả nước và là Thành phố đầu tiên của khu vực miền Bắc được Thủ tướng Chính phủ công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2017.

Ảnh: VGP/Thành Chung

Tối 17/12 tại Thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trao Quyết định công nhận Thành phố Tam Điệp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2017.

Theo đó, 4/4 xã thuộc Thành phố đều đạt chuẩn xã nông thôn mới sau 7 năm thực hiện Chương trình, hoàn thành trước từ 3 đến 4 năm so với Đề án của địa phương. Qua kết quả lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đã có trên 93% hộ dân được lấy ý kiến hài lòng với kết quả xây dựng NTM của Thành phố.

Thành phố tập trung huy động và tổ chức lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, điện, đường, trường học..., tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Đặc biệt, hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo đồng bộ từ thành phố cho đến xã, phường, thôn, xóm.

Sản xuất nông nghiệp tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp bình quân đạt 109 triệu đồng/ha.

Sau khi thực hiện xong công tác dồn điền, đổi thửa, trên địa bàn Thành phố hình thành các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Chuyển đổi trên 65 ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây sen kết hợp thả cá, doanh thu đạt 112 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi 10 ha đất lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, doanh thu đạt 175 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi gần 450 ha đất cấy lúa vụ mùa năng suất thấp sang sản xuất lúa tái sinh kết hợp với nuôi cá vụ, doanh thu đạt 109 triệu đồng/ha/năm.

Cùng với đó, thành phố Tam Điệp vận động nhân dân đưa các giống cây có giá trị (dứa cayen, lạc tiên, nhãn muộn, thanh long ruột đỏ, cây dược liệu...) vào cơ cấu cây trồng vùng đồi và liên kết với các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục duy trì và phát triển 10 làng nghề trồng đào phai với diện tích 172 ha, tăng gấp 2 lần so với năm 2010, giá trị sản phẩm đạt 190 triệu đồng/ha. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng khá, sản lượng, chất lượng sản phẩm hàng năm đều tăng.

Tỉ lệ lao động trong độ tuổi của các xã có việc làm đạt gần 95%, thu nhập bình quân đầu người của các xã đạt trên 33,3 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 21 triệu đồng so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã chiếm 1,75%, giảm 8,45% so với năm 2010.

Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và ngày càng phát triển; môi trường sinh thái được bảo vệ.

Đối với tỉnh Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp là đơn vị cấp huyện thứ 2 hoàn thành xây dựng nông thôn mới sau huyện Hoa Lư, được công nhận cách đây đúng một năm.

Bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh đề nghị cấp uỷ, chính quyền và nhân dân Thành phố Tam Điệp, các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh tiếp tục phấn đấu, bảo đảm tiếp tục giữ vững và phát triển các tiêu chí nông thôn mới trong thời gian tới, bảo đảm mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống nhân dân, giữ gìn được bản sắc văn hoá của địa phương.

Thành Chung/Chinhphu.vn
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top