Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, năm 2021, cơ quan này đã khởi tố 28 vụ, 82 bị can phạm tội liên quan đến công nghệ cao; đấu tranh, triệt phá, làm tan rã 19 băng, nhóm tội phạm hình sự, 14 băng, nhóm hoạt động “Tín dụng đen”.
Đó là thông tin được ông Toản đưa ra tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026, diễn ra ngày 8/12,
Trình bày Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021, ông Toản cho biết, toàn tỉnh xảy ra 520 vụ, chết 17 người, bị thương 113 người, thiệt hại tài sản khoảng 12 tỷ đồng (giảm 29 vụ (5,3%) so với năm 2020). Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp; số vụ, số đối tượng phạm tội về ma túy bị bắt giữ, xử lý tăng; tập trung tại một số địa bàn như thành phố Bắc Giang, Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang.
TAND huyện Hiệp Hòa từng xét xử nhóm đối tượng về tội “Bắt giữ người trái pháp luật”, nguyên nhân xuất phát từ hoạt động vay nợ (ảnh: Báo Bắc Giang).
An ninh mạng còn tiềm ẩn phức tạp, phát hiện, xử lý nhiều trường hợp chia sẻ, đăng tải các bài viết, hình ảnh, video trên mạng xã hội có nội dung xấu, độc, sai sự thật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với năm 2020; đã xảy ra 277 vụ, chết 117 người, bị thương 225 người (số vụ giảm 11,2%, số người chết giảm 28,6%, người bị thương giảm 6,6% so với năm 2020). Tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải còn xảy ra ở khu vực có các mỏ khai thác khoáng sản (tại các địa bàn Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam).
Trong năm, lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 414/520 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 79,6% (cao hơn 4,6% chỉ tiêu Quốc hội giao, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%); khởi tố 28 vụ 82 bị can phạm tội liên quan đến công nghệ cao; đấu tranh, triệt phá, làm tan rã 19 băng, nhóm tội phạm hình sự, 14 băng, nhóm hoạt động “Tín dụng đen”.
Phát hiện, bắt giữ 283 vụ, 424 đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy (tăng 12 vụ, 66 đối tượng so với năm 2020); thu giữ trên 4,3kg hê-rô-in và trên 12,8kg ma túy tổng hợp; đấu tranh, triệt xóa 26 điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy.
Bên cạnh đó, các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương đã phát hiện, xử lý hơn 49,1 nghìn vụ vi phạm hành chính; chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự 54 vụ; đã quyết định xử phạt hành chính gần 49 nghìn vụ, thu ngân sách trên 144,2 tỷ đồng.
Theo ông Toản, công tác quản lý cư trú, quản lý nhà trọ, hoạt động của người nước ngoài và công nhân tại một số địa bàn có các khu, cụm công nghiệp có thời điểm chưa chặt chẽ. Một số điểm tranh chấp, mâu thuẫn liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng một số dự án còn kéo dài, phát sinh phức tạp, gây mất an ninh, trật tự. Công tác phòng ngừa xã hội có nơi mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa kịp thời phát huy được sức mạnh của quần chúng Nhân dân trong phát hiện, ngăn chặn tội phạm, nhất là địa bàn tập trung đông công nhân, người lao động cư trú, thuê trọ…
Ông Toản cho biết, năm 2022, Công an tỉnh xác định một số nhiệm vụ chính như: tiếp tục chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị về nhiệm vụ bảo đảm ANTT. Chủ động phương án, biện pháp bảo đảm ANTT, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trên địa bàn.
Tập trung giải quyết dứt điểm một số điểm mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện, đơn thư KNTC đã có kết luận của cấp có thẩm quyền, không để phát sinh phức tạp, trở thành “điểm nóng” về ANTT; tiếp tục triển khai có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, TTATGT; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trọng tâm là quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý cư trú của người nước ngoài, quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.