Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018 | 13:34

Trường CĐ Nghề Điện Biên góp phần nâng cao chất lượng NNL

Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên  không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, có nhiều phương pháp trang bị kiến thức, trang bị nghề vững vàng cho học sinh, sinh viên nên thu hút được nhiều con em trong tỉnh tham gia học nghề...

tr2t.jpg
Buổi hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

 

Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên  không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, có nhiều phương pháp trang bị kiến thức, trang bị nghề vững vàng cho học sinh, sinh viên nên thu hút được nhiều con em trong tỉnh tham gia học nghề, góp phần tích cực vào việc tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Cơ sở khang trang, năng lực dồi dào

Là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Điện Biên, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên có chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 03 tháng...

Trường hiện có 119 công chức, viên chức, trong đó trình độ chuyên môn: tiến sĩ 01; thạc sĩ 20; đại học 86; cao đẳng 04; trung cấp và công nhân kỹ thuật 08.  Trường có 07 khoa chuyên môn (điện, cơ khí, xây dựng, lâm - nông nghiệp, công nghệ thông tin, kinh tế, văn hóa cơ bản) và 02 trung tâm trực thuộc (tin học - ngoại ngữ, đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ).

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường gồm hệ thống giảng đường, phòng học, xưởng thực hành và các trang thiết bị đào tạo nghề tương đối hiện đại,... Bên cạnh đó, nhà trường còn có kí túc xá sạch đẹp cùng với nhà giáo dục - rèn luyện thể chất, sân bóng đá mini, các bồn hoa cây cảnh quanh trường tạo nên môi trường học tập thân thiện.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 

Từ khi thành lập (năm 2011) đến nay, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên đã và đang đào tạo khoảng 700 sinh viên hệ cao đẳng nghề, 1.200 học sinh hệ trung cấp nghề và hàng vạn học viên trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên; hầu hết  sinh viên, học sinh, học viên sau khi ra trường đều có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

TS. Đoàn Thanh Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Để có được thành công bước đầu như hôm nay, chúng tôi xác định nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt đem lại sự phát triển cho nhà trường. Bởi vậy, kể từ ngày thành lập, nhà trường luôn chú trọng tới công tác đổi mới nội dung đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.

Hiện nay, hệ thống cơ sở, trang thiết bị đào tạo của nhà trường khá hiện đại, đáp ứng được sự đổi mới của khoa học công nghệ, sự tương thích với các thiết bị của doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, chúng tôi rất coi trọng việc tăng cường hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, giúp giáo viên, học sinh tham gia thực hành thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng nghề. 

Để tiếp tục nâng tầm đào tạo, nhà trường đang tiến hành nâng cấp một số nhà xưởng nhằm đưa chất lượng đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn Quốc gia và khu vực. Sau khi sinh viên học xong các chương trình theo mô-đun ngành nghề đào tạo sẽ được thực hành sản xuất dịch vụ cho các đơn hàng do nhà trường ký kết với các đơn vị hoặc được thực hành tại các doanh nghiệp có sự hợp tác đào tạo với nhà trường,... Qua việc học gắn với hành, sinh viên vừa có thêm kiến thức, vừa có thêm thu nhập và đặc biệt, các em sẽ tự tin hơn khi ra trường, tự tin khi được nhận vào làm việc tại mỗi đơn vị”.

Tin tưởng rằng, với uy tín của mình, Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương, đưa công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Điện Biên không ngừng vươn lên.

 

 

 

Đình Hợi - Văn Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top