Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2017 | 3:8

Trường THCS Nam Phong: Điểm sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy

Trường Trung học cơ sở Nam Phong (Cao Phong - Hòa Bình) tiền thân là Trường PTCS cấp 2 xã Nam Phong, được tách ra từ Trường PTCS xã Nam Phong năm 1989. Năm 1992, không còn Trường PTCS cấp 2 xã Nam Phong, học sinh phải theo học ở xã Tây Phong. Đến tháng 7/1996, trường được tái lập với tên Trường PTCS Nam Phong. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, thầy và trò nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên, trở thành điểm sáng của huyện và tỉnh.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm với tập thể CB,GV,NV nhà trường.

Trao đổi với phóng viên, cô Hoàng Thị Ánh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, năm học 2016-2017, Trường Trung học cơ sở Nam Phong có 8 lớp với 209 học sinh, trong đó có 147 học sinh dân tộc. Vượt qua nhiều khó khăn, nhà trường đều hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Theo đó, nhà trường đã tổ chức tốt cuộc vận động “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, từ đó tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, lý luận và thực tiễn. 100% giáo viên hoàn thành việc bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, 100% giáo viên đạt từ trung bình trở lên. Nhiều giáo viên không ngừng cố gắng trong công tác và xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo, 6 cán bộ giáo viên có sáng kiến, giải pháp được áp dụng có hiệu quả trong thực tế nhà trường. 100% giáo viên biết soạn giáo án trên máy vi tính và biết sử dụng máy chiếu; 70% giáo viên thành thạo Powerpoint. Một số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu như thầy Hoàng Liên Sơn, giáo viên môn tiếng Anh; thầy Nguyễn Mạnh Trường, giáo viên môn Lịch sử; cô Nguyễn Thị Hiền, dạy môn Ngữ Văn; thầy Lê Huy Tình, dạy môn Sinh học…

 Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hiểu được đầy đủ về mục tiêu giáo dục của cấp THCS, đó là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở, hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Trong năm học, nhà trường có 1 giáo viên hoàn thành chương trình đào tạo đại học hệ vừa học vừa làm; đồng thời chú trọng công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương cho học sinh noi theo. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho các em ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chọn cử những giáo viên có năng lực, tâm huyết để hướng dẫn, bồi dưỡng học sinh. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập, chú trọng việc ôn bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.

Trong năm học vừa qua, trường đã được trang bị 5 máy chiếu kèm máy tính phục vụ cho việc giảng dạy; thường xuyên sửa chữa, thay thế hệ thống điện thắp sáng tại các phòng học; mua bổ sung sách, báo, tạp chí phục vụ cho việc dạy và học.

Với những nỗ lực của nhà trường trong công tác phổ cập giáo dục, đến hết năm 2016, nhà trường đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, 100% học sinh đủ điều kiện dự xét tốt nghiệp, tỷ lệ lên lớp và chuyển cấp đạt 98,1%, 5 học sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh đoạt giải Hội thi Khoa học kỹ thuật học sinh cấp tỉnh, 4 học sinh  đoạt giải trong Hội thi Khoa học kỹ thuật học sinh cấp huyện, trong đó có 2 học sinh đoạt giải Nhất; 1 học sinh đoạt giải Nhì Hội thi kể chuyện theo sách cấp huyện, giải cầu lông học sinh THCS cấp huyện, trường có 3 huy chương Bạc, 2 huy chương Đồng.

Đặc biệt, nhiều năm liên tục và năm học 2016-2017, nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên đạt Trong sạch, vững mạnh.

“Bước vào năm học 2017-2018, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Trường THCS Nam Phong quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học, đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập”, cô Ánh nhấn mạnh.

Bảo Loan

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top