Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019 | 13:18

Trường THPT Sơn Nam: Đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục

Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện, không chỉ truyền bá tri thức, mỗi thầy, cô giáo tại Trường THPT Sơn Nam (Sơn Dương - Tuyên Quang) còn thực hiện đổi mới chính mình, vừa là nhà chính trị, nhà khoa học,...

tr14d.jpg
Hoạt động ngoại khóa tại trường luôn được học sinh yêu thích, hưởng ứng.

 

Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện, không chỉ truyền bá tri thức, mỗi thầy, cô giáo tại Trường THPT Sơn Nam (Sơn Dương - Tuyên Quang) còn thực hiện đổi mới chính mình, vừa là nhà chính trị, nhà khoa học, vừa là nhà nghệ thuật trong thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng thực tiễn giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đó là lời chia sẻ mộc mạc từ thày giáo Ngô Văn Tuyến, Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Nam.

Lấy học sinh làm trung tâm

Về xã Sơn Nam hôm nay, bên cạnh sự đổi thay tích cực của bộ mặt nông thôn miền núi, đóng góp cho chất lượng giáo dục là sự phấn đấu không ngừng của tập thể giáo viên Trường THPT Sơn Nam.

Bám sát nhiệm vụ, chỉ đạo của tỉnh, hàng năm, Hội đồng nhà trường luôn nắm bắt tình hình thực tế, yêu cầu nâng cao dân trí trên địa bàn; lấy học sinh làm trung tâm để đề ra các mục tiêu; luôn coi trọng việc thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục là trọng tâm, xuyên suốt theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Theo đó, công tác giáo dục đạo đức luôn được nhà trường chú trọng, cụ thể hóa kế hoạch giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống; triển khai công tác tu dưỡng đạo đức đến từng học sinh “thực hiện làm việc tốt theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo điều kiện cho các em được trải nghiệm với thực tiễn, giúp các em hình thành nhân cách tốt ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Điểm sáng thành tích

Với phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, Trường THPT Sơn Nam luôn động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời củng cố đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng lớn mạnh (Hiện trường có 76 giáo viên, thì 100% trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 6 giáo viên có trình độ thạc sỹ). Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và giáo dục, điều hành và quản lý nhà trường.

Tổ chức dạy học phân hóa phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, đa dạng  các hình thức học tập như trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông..., từ đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nhằm góp phần phát triển năng lực.

Với tinh thần đoàn kết và nỗ lực vượt khó của đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, trong nhiều năm liền, truyền thống dạy tốt, học tốt của nhà trường được giữ vững; học sinh tốt nghiệp THPT, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ cao; tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt, học sinh mũi nhọn, học lực giỏi đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi liên tục tăng về chất lượng, luôn đứng trong top đầu của tỉnh.

Riêng trong năm học 2018-2019, nhà trường đạt 18 giải trong kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi lớp 11 và 12 cấp tỉnh, 04 giải trong cuộc thi giải toán máy tính cầm tay cấp tỉnh, 01 giải Ba trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh; 11 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 63 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, trường đạt Tập thể Lao động tiên tiến…

Tuy cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng học chức năng, phòng thực hành còn thiếu, nhưng sự phấn đấu vươn lên không ngừng của tập thể nhà trường đã đưa trường ngày càng phát triển về mọi mặt, để tới hôm nay, Trường THPT Sơn Nam đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top