Dự án “Kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An – Tư Hiền” vẫn đang trong quá trình thi công nhưng tại một số hạng mục hoàn thiện đã xuất hiện hư hỏng.
Một người dân sống tại xã Giang Hải cho hay, khi biết và thấy dự án “Kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An – Tư Hiền” được thi công người dân hết sức vui mừng. Bởi lẽ ngoài việc bảo vệ cho khu vực bờ biển của địa phương tránh được những đợt sạt lở sâu vào đất liền thì bờ kè mang lại diện mạo tươi mới cho quê hương.
“Dù bờ kè chưa thực sự hoàn thiện nhưng dịp Tết vừa qua nhiều bạn trẻ đã đến đây để chụp ảnh. Điều đặc biệt là ở đây dù sáng, trưa hay chiều tối chụp ảnh đều đẹp hết”, người này tự hào.
Một ngư dân khác đang chuẩn bị đi đánh cá thể hiện sự hoài nghi, bờ kè thì nhìn bề thế như vậy nhưng chưa làm xong mà nhiều đoạn đã hỏng rồi, không biết nó (bờ kè - PV) có thể sử dụng được mấy năm?
Ông Nguyễn Hữu, Chủ tịch UBND xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, bờ kè biển bị hư hỏng từ khi có cơn bão số 13 năm 2020 và bây giờ đơn vị thi công đang khắc phục hoàn thành dự án.
Theo tìm hiểu, dự án “Kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An – Tư Hiền” do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế là chủ đầu tư.
Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Công Bình cho biết, đơn vị đã nắm được những hư hỏng tại dự án nói trên. Cùng với đó, ông Bình giải thích nguyên nhân của những hư hỏng này là do các đợt mưa bão cuối năm 2020 gây ra. Hiện, nhà thầu đang khẩn trương thi công khắc phục sửa chữa.
Được biết, dự án “Kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An - Tư Hiền” được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phê duyệt tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 với tổng mức đầu tư 300.149 triệu đồng (trong đó vốn ngân sách Trung ương từ Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh là 200.739 triệu đồng, ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 99.410 triệu đồng) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư (thời gian thực hiện dự án là 3 năm, kể từ ngày khởi công).
Dự án nhằm ngăn chặn sự xói lở, bảo vệ bờ biển đoạn từ Thuận An - Tư Hiền… dài khoảng 3.090m (đoạn qua xã Vinh Thanh - Phú Vang dài 570m và đoạn qua xã Vinh Hải cũ – nay là xã Giang Hải - huyện Phú Lộc dài 2.520m).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.