Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 2019 | 16:27

TT-Huế: Đạt nhiều thành tích trong xây dựng nông thôn mới

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự đoàn kết đồng lòng của cán bộ và nhân dân nên nhiều xã, huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt những thành tích tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Phong Điền và A Lưới, dù là những huyện này còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, công tác xây dựng nông thôn mới tại đây đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.

A Lưới có 4 xã về đích

A Lưới là một huyện miền núi biên giới, có 20 xã xây dựng nông thôn mới,  có 90 thôn, tổng dân số ở khu vực nông thôn: 42.606 người, chiếm 84,85% so với dân số toàn huyện.

 

Xã A Ngo – 01 trong số 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xã A Ngo – 01 trong số 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2011, có 16 xã/9.262 hộ nông thôn thực hiện chương trình nông thôn mới, toàn huyện bình quân chỉ đạt 7,94 tiêu chí/xã; xã có số tiêu chí cao nhất là Hương Phong chỉ đạt 13 tiêu chí.

Trong giai đoạn 2016 – 2019, huyện A Lưới đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ông Văn Lập – Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới cho biết, tinh thần tham gia xây dựng nông thôn mới của bà con tại huyện A Lưới là rất tốt, các hộ đều tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện để xây dựng quê hương đất nước, nhiều hộ còn hiến tặng hàng nghìn m2 đất để xây dựng các công trình… đây là một trong những điểm mấu chốt trong việc hoàn thành nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Hiện, A Lưới có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các xã Hương Phong, Sơn Thủy, Phú Vinh và A Ngo (riêng xã A Ngo UBND huyện đã trình tỉnh thẩm định đạt chuẩn NTM năm 2018), trong đó có 2 xã Hương Phong, Sơn Thủy đăng ký xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019 - 2020.

Toàn huyện đạt 266 tiêu chí, đạt 70% so với Bộ tiêu chí (19 tiêu chí), bình quân đạt 13,30 tiêu chí/xã, năm 2015 bình quân chỉ đạt 11,7 tiêu chí/xã (tăng 1,6 tiêu chí/xã). Những tiêu chí đạt thấp: Tiêu chí hộ nghèo: có 4 xã đạt, (Hương Phong, Sơn Thủy, Phú Vinh, A Ngo), Tiêu chí Thu nhập: 04 xã đạt, (Hương Phong, Sơn Thủy, Phú Vinh, A Ngo), tiêu chí tổ chức sản xuất: có 7 xã đạt.

Tinh thần, thành quả xây dựng nông thôn mới của cán bộ và nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tinh thần, thành quả xây dựng nông thôn mới của cán bộ và nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Lập, dù kết quả có những điểm khích lệ, tuy nhiên nhân lãnh đạo và nhân dân huyện sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa để đạt thành quả cao hơn. Đặc biệt, Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện A Lưới sẽ tiếp tục chủ động, tham mưu những phương án để khắc phục khó khăn về vốn, về thu nhập, về nhà ở và kêu gọi đầu tư phát triển địa phương.

Phong Điền thu nhập 44 triệu đồng/người/năm

Là một vùng đất ở cực Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, trải rộng trên cả 3 vùng núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển, Phong Điền vốn có một tiềm năng đất đai, rừng núi, động vật và tài nguyên khoáng sản dồi dào.

Tuy nhiên, nguồn vốn, nguồn thu nhập của người dân tại đây hạn chế khiến cho việc huy động sức dân nói riêng và việc xây dưng nông thôn mới nói chung gặp nhiều khó khăn dẫn đến mục tiêu trong các năm 2016 – 2018 chưa đạt so với kế hoạch.

Dẫu vậy, những thành tích về xây dựng nông thôn mới mà lãnh đạo và nhân dân huyện Phong Điền đã đạt được là rất đáng ghi nhận.

 

Xã Phong Hiền – 01 trong số 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xã Phong Hiền – 01 trong số 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 08-KL/HU, ngày 25/7/2016 của Huyện ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 của UBND huyện Phong Điền tính đến tháng 12/2018, số tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 16,33 tiêu chí/xã (đạt 86%); có 04 xã (tỷ lệ 26,7%) đạt chuẩn nông thôn mới; 02 xã hoàn thành 19 tiêu chí đang được đề nghị xét công nhận nông thôn mới; 06 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí và 03 xã còn lại đạt từ 12 – 14 tiêu chí.

Bên cạnh đó, đến cuối năm 2018 thu nhập bình quân đầu người trên toàn địa bàn huyện đạt 44 triệu đồng/người/năm, tăng 9 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 (Theo VA). Ngoài ra, những tiêu chí về giao thông, thủy lợi, trường học, chuẩn hóa y tế trên địa bàn tại các xã… đều đạt những thành tích ấn tượng.

Từ những thực tế đó, lãnh đạo và nhân dân huyện Phong Điền xác định trong giai đoạn tiếp theo sẽ một mặt nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tuyên truyền để phát huy vai trò chủ thể của người dân trong công tác xây dựng nông thôn mới; một mặt, dựa trên Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các quy định cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phong Điền sẽ đề ra những giải pháp, lộ trình cụ thể; cùng với đó những giải pháp về nguồn lực, xây dựng mô hình sản xuất, phát triển bền vững về giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường… cũng được xác định cụ thể đề hướng tới thành tích cao hơn trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương này.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top