Đã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2017, tuy nhiên, đến nay, nhiều hộ dân tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn chưa có điện sáng và nước sạch.
Theo đó, xã Hương Bình là địa phương thứ hai của thị xã Hương Trà đạt chuẩn nông thôn mới (vào năm 2018 và được công bố vào ngày 31/8/2018). Tuy nhiên, đến nay nhiều hộ dân xã Hương Bình vẫn chưa có điện sáng và nước sạch.
Được biết, Hương Bình là một xã miền núi thuộc thị xã Hương Trà, nguồn nước người dân sử dụng trong sinh hoạt chủ yếu từ khe, suối, bể chứa nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi. Nguồn nước này được cho là chưa đảm bảo vệ sinh và ẩn chứa nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da cao.
Trước tình trạng đó, vào năm 2017, xã Hương Bình đã được đầu tư đấu nối hơn 12.000m ống nước được lắp đặt và đấu nối trên phạm vi toàn xã. Tuy nhiên, đến nay còn hơn 10 xóm của 04 thôn trên địa bàn xã Hương Bình vẫn chưa được lắp đặt hệ thống nước sạch để sinh hoạt.
Cụ thể, tại thôn Hương Sơn có tuyến từ Hội trường thôn Hương Sơn đến nhà ông Nguyễn Từ dài 80m và tuyến từ trạm Đầu nguồn Sông Bồ đến nhà ông Nguyễn Thảo dài 1.200m.
Tại thôn Tân Phong gồm tuyến đường xóm ông Cao Ngọc Tưởng dài 100m và tuyến đường xóm ông Đặng Hiền dài 100m.
Tại thôn Bình Dương gồm các tuyến đường ông Nguyễn Hữu Trinh đến nhà ông La Văn Hượng dài 60m, tuyến từ nhà ông Hồ Vu đến nhà ông Bùi Ngọc Lộc dài 100m và tuyến từ nhà ông Võ Bé đến nhà ông Đặng Sang dài 60m.
Tại thôn Hải Tân gồm tuyến từ Chùa Hương Bình đến nhà bà Nguyễn Thị Mộng dài 100m, tuyến từ Trạm y tế đến nhà ông Lê Hữu Vinh dài 80m và tuyến đường xóm ông Huỳnh Mừng dài 100m.
Đối với điện sáng, hơn 10 hộ dân tại xóm Mới, thôn Bình Sơn vẫn chưa có đường điện sáng. Theo những người dân ở đây, hiện tại họ vẫn phải sử dụng bình ắc quy để thắp sáng, một số hộ đã được đầu tư điện năng lượng mặt trời.
“Chúng tôi đã sống ở đây từ lâu, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có điện sáng. Hiện tại, chúng tôi phải sử dụng bình ắc quy. Mỗi lần đi sạc hết 5.000đ và sử dụng được khoảng 5 ngày. Bình này chỉ sử dụng để thắp 01 bóng điện sáng duy nhất trong nhà. Hôm nào con cái sạc điện thoại thì nhanh hết điện hơn. Nhà tôi chưa có ti vi, tối ăn cơm xong cả nhà ngồi nói chuyện, uống nước chút rồi đi ngủ thôi”, một người dân tại thôn Bình Sơn chưa có điện sáng cho biết.
Ông Dương Quý Dương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện nay việc xây dựng đường cấp nước thuộc đầu tư công của UBND tỉnh. Sau khi được bố trí vốn Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế sẽ là đơn vị chủ đầu tư và tổ chức đấu thầu gói thầu qua mạng.
Trao đổi về vấn đề nhiều hộ dân tại xã Hương Bình còn thiếu nước sạch, ông Dương cho hay, sẽ cho kiểm tra lại và có phương án giải quyết nhanh nhất cho người dân.
Được biết, trong sáng ngày 09/5, Xí nghiệp cấp nước Hương Điền, Công ty cổ phẩn Cấp nước Thừa Thiên - Huế đã cho người đến tại xã Hương Bình để kiểm tra, khảo sát địa bàn để đưa ra phương án bắt nối đường nước sạch đến cho người dân.
Về vấn đề điện sáng, ông Trần Viết Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hương Bình cho biết, địa phương đã đề xuất đến Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên, do số hộ dân tại khu vực chưa có điện chỉ khoảng 5 – 6 hộ và đường điện bắt vào dài khoảng 2km nên chưa có phương án xử lý.
“Trước đây, khu vực này (xóm Mới, thôn Bình Sơn, xã Hương Bình) có khoảng hơn 10 hộ, tuy nhiên, đến nay nhiều hộ dân đã chuyển ra ngoài sống để thuận lợi hơn nên tại đây chỉ còn khoảng 5 – 6 hộ”, ông Tuấn cho biết.
“Chúng tôi đã liên hệ với đơn vị thi công của dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế và đặt vấn đề với họ thay vì kéo đường điện từ hướng phường Hương Văn (thị xã Hương Trà) thì họ sẽ kéo điện từ hướng trung tâm xã Hương Bình ra để sử dụng. Tuyến đường này sẽ đi ngang qua và những hộ dân chưa có điện sẽ được bắt điện từ đây. Về cơ bản họ đã thống nhất phương án và sẽ sớm cho tiến hành”, ông Tuấn cho biết phương án bắt điện sáng cho người dân trên địa bàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.