Thời gian gần đây, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến tội phạm lợi dụng mạng viễn thông, internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì cả tin, hám lợi, tò mò, hoang mang…, nhiều người bị lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2020 đến nay, Công an thành phố Huế đã tiếp nhận 74 đơn trình báo của người bị hại bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng mạng viễn thông, Internet chiếm đoạt hơn 5,1 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng nhận định, các đối tượng thường sử dụng 06 thủ đoạn sau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản: (1) Nhận được quà giá trị lớn từ người nước ngoài quen qua mạng xã hội gửi về Việt Nam, yêu cầu bị hại đóng các khoản phí để được nhận; (2) Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm soát, Tòa án thông báo cho bị có liên quan đến các vụ án để hù dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (3) Hack (chiếm đoạt) quyền sở hữu tài khoản Facebook, Zalo… để giả mạo người thân quen mượn tiền, nhờ thanh toán các đơn hàng, nộp Card điện thoại…; (4) Thông qua các giao dịch mua bán online, chuyển tiền, đổi ngoại tệ các đối tượng yêu cầu bị hại cung cấp mã OTP ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (5) Tuyển cộng tác viên, đại lý bán hàng và yêu cầu bị hại đặt cọc tiền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (6) Gọi điện thoại hoặc nhắn tin thông báo trúng thưởng từ nhà mạng hoặc các công ty, yêu cầu bị nộp Card điện thoại, chuyển tiền để làm các thủ tục nhận trúng thưởng.
Theo thống kê, thủ đoạn Hack Facebook chiếm gần 27%, tiếp đó là lừa mua hàng qua mạng chiếm 23%; yêu cập nhập mã OTP để chiếm đoạt tài sản 20%; giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm soát, Tòa án chiếm 16%...
Cơ quan chức năng nhận định, mặc dù thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng không mới đã được các cơ quan chức năng, phương tiện truyền thông khuyến cáo nhưng rất nhiều người nhẹ dạ, cả tin, hám lợi… bị kẻ gian lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tính rộng hơn, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng của nhiều nạn nhân tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Điển hình, trường hợp chị Trần Thị L (họ tên đã thay đổi), sinh năm 1990, trú trên địa bàn đến trình báo Công an thành phố Huế, chị kết bạn với tài khoản Facebook có tên là “Letter Huang”. Người này giới thiệu đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ và hứa chuyển cho chị L một món quà.
Ngày 18/5/2020, chị L nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ với nội dung phải chuyển 800 USD vào một tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn để được nhận một món quà rất giá trị từ nước ngoài gửi về. Nhẹ dạ cả tin, Chị đã vào ngân hàng chuyển hơn 18,5 triệu đồng.
Tiếp đó, chị L nhận được nhiều tin nhắn khác, thông báo, quà đang bị hải quan và an ninh sân bay tạm giữ cần phải chuyển thêm tiền để được nhận quà. Chị L đã nhiều lần chuyển khoản ngân hàng với tổng số tiền hơn 84 triệu đồng, sau đó chị nghi bị lừa đảo nên đến trình báo Công an.
Với thủ đoạn tương tự, chị Nguyễn Thị M (họ tên đã thay đổi), sinh năm 1995, trú trên địa bàn đến trình báo Công an về việc chị kết bạn với một người thông qua mạng xã hội Skype. Người này giới thiệu là người Hoa Kỳ, hiện đi lính tại Syria và đang bị thương, dự định sẽ về Việt Nam sinh sống.
Ngày 29/7/2020, chị M nhận được tin nhắn từ tài khoản mạng xã hội của người này đang gửi 01 bưu phẩm rất có giá trị từ nước ngoài về Việt Nam và nhờ chị nhận giúp. Hiện bưu phẩm nhân viên Hải quan đang giữ phải nộp các khoản phí để nhận.
Chị M đã thiếu tinh thần cảnh giác với tội phạm nên từ ngày 29 đến 31/7/2020, chị đã 06 lần chuyển khoản cho các đối tượng tự xưng là nhân viên Hải quan hơn 131 triệu đồng. Sau đó, chị nghi ngờ bị lừa đảo nên đến trình báo Công an.
Nhận định về loại tội phạm này, lực lượng chức năng cho hay, vì chúng thông qua không gian mạng viễn thông, Internet để hoạt động nên công tác điều tra, bắt xử lý gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Dẫu vậy, mới đây, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phá thành công chuyên án lừa đảo thông qua mạng Internet, bắt 07 người mang quốc tịch Nigeria và 04 người Việt Nam trong một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tá Lê Thanh Phong, Đội trưởng CSĐTTP về TTXH - CATP Huế, cho biết, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức nhận quà có giá trị lớn từ nước ngoài gửi về thông thường bị hại bị chiếm đoạt tài sản rất lớn vì tin quà đã về nên sẵn sàng nộp các khoản phí để được nhận quà; đối với thủ đoạn giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, bị hại cũng bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền rất lớn vì “cán bộ giả danh” này khẳng định sau khi bị hại chuyển tiền vào tài khoản cơ quan chức năng để kiểm tra nếu bị hại không liên quan đến các vụ án thì số tiền này ngay lập tức sẽ hoàn lại cho bị hại.
Để phòng ngừa với loại tội phạm này, mọi người hết sức nêu cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên tuyên truyền nhắc người thân, mọi người xung quanh về thủ đoạn của các đối tượng. Khi phát hiện hoặc nghi vấn có đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì nhanh chóng báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý, bắt giữ đối tượng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.