Ngày 11/11, tại huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo công bố “Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh 5 tỉnh ĐBSCL – Liên kết vùng hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Kế hoạch được triển khai tại 5 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Hậu Giang với mục tiêu đưa ĐBSCL trở thành một vùng động lực phát triển kinh tế, đạt được tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đa dạng...
Theo đó, các tỉnh chú trọng sự phát triển mang tính liên kết cao, phát triển bền vững như: Nâng cao tính bền vững môi trường, bảo vệ hệ sinh thái đa dạng; Đảm bảo hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường; Hạn chế tiêu cực từ dự án phát triển lên môi trường, xã hội của các địa phương trong vùng...
Về định hướng quy hoạch hạ tầng cho vùng ĐBSCL nói chung và 5 tỉnh trong kế hoạch nói riêng, thời gian tới sẽ xây dựng, điều chỉnh để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nguồn vốn đầu tư công dùng cho phát triển hạ tầng đô thị, năng lượng, giao thông... phải thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu. Nhu cầu vốn cho khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu ở ĐBSCL trong giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến là 105.000 tỷ đồng. Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu đầu tư công cho tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 – 2025 của toàn vùng lên đến 120.000 tỷ đồng.
Xanh hóa sản xuất là một trong những mục tiêu quan trọng của tăng trưởng xanh mà các tỉnh ĐBSCL cần thực hiện |
Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, để thực hiện được kế hoạch này các tỉnh cần tập hợp đồng bộ nhiều giải pháp.
Trong bốn nhóm giải pháp có ba nhóm giải pháp liên quan đến mục tiêu tăng trưởng xanh là giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống người tiêu dùng.
Theo ông Phạm Hoàng Mai, điều quan trọng là tổ chức thực hiện, trong đó có khâu tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hợp tác quốc tế..
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…