Với bề dày truyền thống hoạt động hiệu quả từ các đơn vị tiền thân, sau hơn một năm thành lập, TT Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum đã nhanh chóng ổn định, nâng cao chất lượng hoạt động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Khống chế 100% vụ, ổ dịch
Thành lập tháng 12/2017, trên cơ sở hợp nhất 7 đơn vị y tế trong khối dự phòng thuộc Sở Y tế Kon Tum, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum nhanh chóng đi vào ổn định, xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn và dài hạn về phòng chống dịch chủ động.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum tổ chức giám sát, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai các hoạt động chuyên môn và phòng chống dịch đặc hiệu. Đồng thời, áp dụng biện pháp chuyên môn, kỹ thuật kịp thời khống chế nhanh và hiệu quả các vụ dịch, hạn chế thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong như: bệnh sởi, cúm A, hội chứng viêm đường hô hấp, tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét…
Trung tâm cũng đã thực hiện tốt công tác dân vận gắn với các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn người dân nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh, đến cơ sở y tế để khám, cách ly, điều trị kịp thời. Kết quả trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, 100% vụ, ổ dịch được Trung tâm phát hiện sớm, khống chế thông qua mạng lưới hệ thống giám sát của ngành Y tế.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn triển khai tốt chương trình phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường - y tế trường học - bệnh nghề nghiệp, phòng chống bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng mở rộng (TCMR)… Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh giám sát tốt các trường hợp uốn ván sơ sinh, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, nghi sởi/rubella và liệt mềm cấp tại bệnh viện. Tổ chức 11 lớp tập huấn (01 lớp cho tuyến tỉnh, huyện) triển khai vắc xin bại liệt tiêm và vắc xin DPT-VGB-Hib (ComBE Five) thay thế vắc xin Quinvaxem trong TCMR; duy trì áp dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các cơ sở thực hiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Kon Tum…
Với sự nỗ lực, không ngừng phấn đấu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum đã và đang thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, đáp ứng nhiệm vụ giai đoạn mới, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân
“Lấy con người làm trung tâm”
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Vân, Phó giám đốc Trung tâm, cho biết: “Mục tiêu của Trung tâm là tập trung duy trì tốt công tác chuyên môn y tế dự phòng. Mặc dù cơ sở làm việc phân tán, còn một số khó khăn do mới thành lập, nhưng với sự bố trí nhân lực phù hợp của lãnh đạo Sở Y tế cũng như sự quyết tâm cao, đoàn kết thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo từ Đảng ủy đến Ban Giám đốc, sự phối hợp đồng bộ của Công đoàn cơ sở, Chi đoàn của Trung tâm nên không ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành của đơn vị.
Trung tâm được Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và chính quyền địa phương các cấp đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh; nhiều đoàn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh khu vực Tây Nguyên và trong nước đến tham quan, tham khảo mô hình hoạt động của đơn vị”.
Thực hiện triển khai các hoạt động/dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số…, Trung tâm đã ban hành Quy chế hoạt động từng khoa phòng của 15 bộ phận trực thuộc và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh kịp thời, sát với tình hình thực tế tại địa bàn; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, “Lấy con người làm trung tâm”, tăng sự hài lòng của người bệnh và nhân dân trên địa bàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.