Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 5 năm 2021 | 15:0

TT Y tế Lâm Thao, điểm đến tin cậy của người dân

Với phương châm: “Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị”, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Lâm Thao (Phú Thọ) không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dịch vụ.

t17.jpg
Ca phẫu thuật thay khớp háng bán phần cho bệnh nhân.

 

Với phương châm: “Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị”, “Lấy sự hài lòng của người dân là mục tiêu phát triển của đơn vị”, “Tận tâm - Chuyên nghiệp - Thân thiện vì sức khỏe cộng đồng”, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Lâm Thao (Phú Thọ) không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Không ngừng đổi mới

TTYT huyện Lâm Thao là đơn vị sự nghiệp Y tế hạng II với hai chức năng khám - chữa bệnh (KCB), y tế dự phòng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân; có quy mô 280 giường bệnh (chất lượng cao 150 giường), cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại, xanh - sạch - đẹp - an toàn, đội ngũ y tế hùng hậu, chuyên nghiệp.

Để người dân đến KCB được thụ hưởng nhiều dịch vụ chất lượng cao, Trung tâm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị tiên tiến, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB và thanh toán bảo hiểm y tế; đổi mới quy tắc ứng xử nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Thường xuyên đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo luân phiên nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng giao tiếp ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề, làm chủ khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ. Đồng thời tiếp nhận nhiều kỹ thuật mới, chuyên khoa sâu chuyển giao từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ...

Đến nay, nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, vượt tuyến đã được Trung tâm triển khai trong công tác khám, chẩn đoán và điều trị như: Siêu âm mạch máu ổ bụng; sóng ngắn điều trị; siêu âm qua thóp; cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp nâng cao; siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường âm đạo; điều trị bằng điện phân dẫn thuốc; sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu; điều trị giảm đau bằng Plasma lạnh…

Đặc biệt, kỹ thuật mổ nội soi đã được Trung tâm làm chủ như: phẫu thuật cắt phì đại tiền liệt tuyến; cắt túi mật; nội soi chẩn đoán, cắt Amidal, cắt polip dây thanh, cắt nang dây thanh, giải áp thần kinh…, từ đó tạo điều kiện giúp người bệnh không phải chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí đi lại.

Điểm đến tin cậy

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động KCB của toàn ngành y tế. Dù vậy, TTYT huyện Lâm Thao vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đón 88.720 lượt người tới KCB (tăng 1,6% so với cùng kỳ 2019). Trong đó, bệnh nhân điều trị nội trú 13.439 lượt người (tăng 0,3 %); số ngày điều trị nội trú đạt 88.090 ngày (tăng 5,8%). Công suất sử dụng giường bệnh đạt 110% kế hoạch (280 giường); thủ thuật 115.631 ca; phẫu thuật 1356 ca, đạt 102,7% kế hoạch năm.

BS.CKII Phan Quốc Hưng, Giám đốc TTYT huyện Lâm Thao, chia sẻ: “Trung tâm tổ chức phục vụ KCB có BHYT vào tất cả các ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không có điều kiện đi KCB trong giờ hành chính của các ngày thường.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, y, bác sỹ, đẩy mạnh chính sách thu hút bác sĩ có trình độ cao về công tác tại đơn vị, đặc biệt chú trọng triển khai kỹ thuật mới, giảm thiểu sai sót, sự cố y khoa, duy trì công tác quản lý chất lượng theo mô hình 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng)”. 

Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng, góp phần cho sự phát triển quê hương Phú Thọ, TTYT huyện Lâm Thao được lãnh đạo các cấp ngành ghi nhận, là điểm đến tin cậy của nhân dân trên địa bàn.

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top