Hiện, tại các tuyến đường Võ Văn Bích, Bình Mỹ (Củ Chi, TP. HHCM), xuất hiện một số chủ đầu tư làm ăn “chộp giật”, lợi dụng nhu cầu khách hàng trong việc tìm mua đất nền để “ăn theo” với phương thức thu gom đất thổ cư rồi gắn tên thương mại, chia lô,...
Dự án... “bánh vẽ”
Tại các xã điểm nóng của huyện Củ Chi, giới đầu nậu đã chuyển hướng tìm các thửa đất thổ cư có diện tích lớn, sau đó tách thửa, phân lô bán nền thay vì tìm các thửa đất nông nghiệp giá rẻ để phân lô như trước đây.
Cụ thể, tại trục đường Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi), lô đất của bà Nguyễn Thị Nga có diện tích 3.289,5m2. Đáng ngạc nhiên, toàn bộ khu đất này đã được chuyển đổi thành đất thổ cư. Sau đó, khu đất được môi giới vẽ thành dự án “khu dân cư Kim Phong’, với sơ đồ phân lô đi kèm sổ đỏ riêng từng nền cùng những lời giới thiệu xây dựng tự do, cơ sở hạ tầng hoàn thiện (đường nhựa, điện nước âm) và rao bán nền tràn lan.
Điều đáng nói, các khu đất đã tách thửa riêng từng nền như trường hợp của bà Nga hiện không đảm bảo các tiêu chí về hạ tầng giao thông, về mặt đường, vỉa hè, cống thoát nước, các hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh đảm bảo đúng chỉ tiêu theo hướng dẫn của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.
Quan sát thực tế tại dự án, chỉ một góc mặt tiền đường Bình Mỹ được san lấp còn lại vẫn là bãi đất với cây cỏ, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào thể hiện đây là dự án như những lời quảng cáo với phần hạ tầng hoàn thiện. Khi được hỏi, những môi giới tại đây xưng là nhân viên của Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Xây dựng Địa ốc Việt Nam House và liên tục giới thiệu về dự án khu dân cư Kim Phong việc mở bán vào tháng 4/2019 với mức giá từ 14,5 tới 20 triệu đồng/m2.
Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có bài “Công ty Địa ốc Viet Nam House coi thường pháp luật, mở bán dự án trái phép”, phản ánh việc doanh nghiệp này mở bán trái phép dự án gắn tên thương mại Green City 1 mặt tiền đường Võ Văn Bích (huyện Củ Chi). Cụ thể, đại diện UBND huyện Củ Chi, cho biết, dự án Green City 1 chưa có giấy phép thi công, dự án chưa được phê duyệt. Qua nắm bắt thông tin, ngành chức năng của huyện sẽ kiểm tra, làm rõ dự án Green City 1 của chủ đầu tư là Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Xây dựng Địa ốc Việt Nam House, tránh rủi ro cho khách hàng mua nền đất tại dự án.
Không chỉ khu đất nói trên, nhiều khu đất khác tại huyện Củ Chi cũng có tình trạng tương tự. Vẫn với hình thức cũ, khu vực đường Võ Văn Bích, phóng viên ghi nhận nhiều khu đất gắn mác dự án như Osaka, các dự án nhà ở liên kế... là đất nông nghiệp, sau đó xin chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất thổ cư, xin đầu tư hạ tầng kỹ thuật, rồi thuê đơn vị lập dự án đất nền.
Nắm rõ pháp lý khi giao dịch
Trước tình trạng chủ đầu tư, môi giới, giới thiệu với khách hàng những dự án “bánh vẽ”, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thái Bình, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Củ Chi, cho biết: “Hiện nay, nhu cầu của người dân có diện tích đất lớn muốn tách thửa đang được huyện thực hiện, áp dụng theo Quyết định 60 về tách thửa. Đối với trường hợp tách thửa có hình thành giao thông thì huyện sẽ xin ý kiến của Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố, sau khi có ý kiến từ Sở thì huyện sẽ xem xét cho đầu tư hạ tầng, đúng theo hướng dẫn”.
Liên quan đến hoạt động phân lô bán nền trên địa bàn huyện Củ Chi, ông Bình thông tin, huyện đang chỉ đạo kiểm tra, vì hiện nay rất khó xử lý các hộ dân tự giao dịch mua bán, phải thừa nhận là rất khó kiểm soát; đặc biệt là các hình thức rao bán đất nền bằng pa nô, áp phích quảng cáo. “Huyện đã giao cho các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra; Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Tư pháp liên tục tuyên truyền về việc mua bán đất nền”, ông Bình chia sẻ.
Ngoài ra, ông Bình cũng khuyến cáo, đối với các trường hợp người dân có nhu cầu mua bán đất thì nên mua ở khu vực có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn với những trường hợp rao bán khác, có thể đất chưa đủ pháp lý thì dễ dẫn đến việc tranh chấp sau này. Trường hợp người dân vẫn muốn mua thì hiện nay huyện đang xây dựng phần mềm để tra cứu quy hoạch trên internet, hy vọng thời gian tới sẽ giúp người dân yên tâm hơn trong việc kiểm tra quy hoạch.
Theo thông tin từ Phòng Quản lý đô thị huyện Củ Chi, đầu năm 2019, Thường trực UBND huyện đã chỉ đạo cho các cơ quan, xã, thị trấn tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng không phép, sai phép. Kế hoạch trong quý II/2019 sẽ ra quân để xử lý nhà xây dựng không phép và sai phép.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.