Không thực hiện nghiêm túc phương án bảo vệ môi trường, thiếu thủ tục đất đai, mỏ đá Lục Liêu đang khiến cuộc sống của người dân nơi này bị đảo lộn.
Mỏ đá vôi tại thôn Lục Liêu, xã Thanh Phát, huyện Sơn Dương được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp phép khai thác khoáng sản số: 30/GP-UBND ngày 13/06/2018 cho Công ty TNHH Đạo Tú Thanh Phát tiến hành khai thác đá vôi có công suất khai thác là 45.000m3 đá nguyên khai/năm, trữ lượng đưa vào thiết kế khai thác 1.327.785m3 với tổng diện tích khu vực khai thác là 3,0ha.
Tại quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang ký, trong quá trình khai thác đơn vị này phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm trong suốt quá trình triển khai phương án khai thác và cải tạo môi trường tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân quanh khu vực khai thác.
Mỏ đá Lục Liêu được cho là "hành dân".
Tuy nhiên, trên thực tế theo người dân nơi này Công ty TNHH Đạo Tú Thanh Phát đã không thực hiện nghiêm túc như cam kết. Khi trong quá trình khai thác đơn vị này đã không phun tưới đường hàng ngày gây khói bụi cho người đi lại.
Bà N.T.V, trú tại thôn Thanh Phát bức xúc: “hàng ngày có hàng chục chuyến xe trọng tải lớn chở đá chạy qua đường thôn, cày nát đường, những ngày đầu mới đi vào khai thác họ còn hay tưới nước mặt đường còn đỡ bụi, chứ gần năm nay họ ít khi tưới nước lắm. Không tin các anh nhà báo thử đi xe máy vào mấy hôm trời hanh thế này thì biết, quần áo đổi màu bụi ấy chứ”.
Không những thế, theo ghi nhận của phóng viên trong quá trình nghiền đá, Công ty cũng không sử dụng hệ thống phun sương, gây khói bụi cho nhiều hộ dân sống xung quanh mỏ đá. Tại mỏ đá cũng không được đơn vị này đặt trạm cân theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc mỏ đá “bức tử” người dân, UBND huyện Sơn Dương trước đó đã có văn bản trả lời báo chí nêu rõ “mặc dù công ty TNHH MTV Thanh Phát đã hoàn thiện các thủ tục theo quy định. Tuy nhiên quá trình khai thác đá vôi đã làm cho đất, đá từ khu vực khai thác lăn xuống thửa đất nông nghiệp của bà Đinh Thị Lan, trú tại thôn Lục Liêu.
Đồng thời, quá trình vận chuyển đá ra ngoài một số xe tải của đơn vị không thực hiện che phủ bạt, UBND huyện đã giao cho cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Thanh Phát kiểm tra và ban hành văn bản số 471/UBND-TNMT ngày 21/3/2019 yêu cầu công ty thực hiện đúng và đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường”.
Người dân xã Thanh Phát sống chung với bụi.
Trao đổi với phóng viên về việc đất trồng lúa của gia đình bị đất, đá tràn xuống lấp ruộng không thể canh tác, ông Trần Thanh Bình (chồng bà Đinh Thị Lan) cho biết, trước đó công ty có cam kết sẽ đền bù lúa bị thiệt hại do không thể canh tác nhưng năm ngoái và năm nay đơn vị không thực hiện đúng cam kết.
Hồi đầu tháng 8, Công ty TNHH Đạo Tú Thanh Phát cũng đã bị Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang xử phạt vi phạm hành chính do công ty sử dụng đất không đúng mục đích với diện tích 11.824m2 từ đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây hàng năm) do nhận chuyển nhượng và thuê lại 5 thửa đất của 4 hộ gia đình, cá nhân để làm bãi chứa đá thành phẩm (từ đất nông nghiệp sử dụng thành phi nông nghiệp).
Mức xử phạt là 7 triệu đồng, buộc đơn vị phải trả lại tình trạng ban đầu của đất trước vi phạm đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng sang đất phi nông nghiệp trong thời gian 90 ngày.
Tuy nhiên, theo ông Dương Đức Quang, Chủ tịch UBND xã Thanh Phát hiện tại đơn vị này vẫn chỉ đang trong quá trình làm hồ sơ xin cấp có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng diện tích đất đó.
Điều đó thể hiện rõ hiện nay mặc dù đã quá hạn, chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục đất đai, nhưng đơn vị này vẫn sử dụng đất tại khu vực này để làm bãi chứa đá thành phẩm.
Thiết nghĩ chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra. Đồng thời xử phạt thích đáng đối với doanh nghiệp coi thường pháp luật, coi thường cuộc sống yên bình của người dân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.