Tình trạng sạt lở đoạn kè xây dựng thuộc gói thầu xây lắp số 3 đoạn kè CD, dự án kè bảo vệ bờ sông Lô đoạn qua TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang) bắt đầu xảy ra từ tháng 8/2017, nhưng đến nay chưa được khắc phục. Hàng chục tỷ đồng đã trôi theo dòng nước!
Được biết, dự án kè bảo vệ sông Lô đoạn qua TP. Tuyên Quang có tổng mức đầu tư trên 376 tỷ đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 348,4 tỷ đồng, vốn Trung ương hỗ trợ 21 tỷ đồng và vốn tỉnh Tuyên Quang 7,2 tỷ đồng.
Khi dự án hoàn thành sẽ chống sạt lở sông Lô đoạn đi qua xã An Tường và phường Hưng Thành (TP. Tuyên Quang), với chiều dài 16km, được chia thành nhiều gói thầu do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang làm chủ đầu tư.
Đoạn sạt lở nói trên thuộc gói thầu số 3, với chiều dài 1,6km, tổng kinh phí được duyệt 72,3 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 60 tỷ đồng. Gói thầu này do Công ty TNHH Phúc Thành An thi công. Từ tháng 8/2017 đến hết tháng 10/2017, bờ kè tại đây đã bị sạt lở nghiêm trọng.
Vị trí sạt trượt nằm gần với cổng đình Viên Châu (thôn Viên Châu, An Tường, TP. Tuyên Quang), chạy dài về phía hạ nguồn sông Lô khoảng 700m. Toàn bộ chân kè móng, taluy bằng bê tông đã bị sạt xuống mép sông, cỏ mọc um tùm. Nhiều đoạn lan can phía trên cũng bị sạt theo. Theo người dân ở đây thì công trình có dấu hiệu bị rút ruột nên xảy ra hiện tượng nói trên.
Ông Bùi V. N, ở thôn Viên Châu (An Tường), cho biết: Công trình bắt đầu thi công từ năm 2016, đến tháng 4/2017 thì hoàn thành. Tuy nhiên, sau 3 tháng thi công, vào tháng 7 - 8/2017 đã bị sạt lở. Hiện, chúng tôi lo nhất là đình Viên Châu được xếp hạng di tích cấp tỉnh từ năm 2012, nằm ngay vị trí sạt lở. Nếu không khắc phục kịp thời, về lâu dài sẽ đe dọa, uy hiếp đến di tích đình Viên Châu.
Mặc dù sạt lở xảy ra từ tháng 8-10/2017 nhưng đến nay các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang vẫn đang tìm giải pháp khắc phục. Còn đơn vị bảo hiểm của gói thầu thì đang cân nhắc mức phí bồi thường. Đặc biệt, nguyên nhân dẫn tới sạt lở và mức tổn hại vẫn chưa được làm rõ, có thể lên tới cả chục tỷ đồng.
Mùa mưa sắp tới, đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm lên phương án khắc phục để bảo vệ tuyến đê, bảo vệ diện tích hoa màu của người dân, đặc biệt là bảo vệ đình Viên Châu. Đồng thời, làm rõ có hay không việc rút ruột và thi công không đúng thiết kế làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình dẫn tới sạt lở khiến hàng chục tỷ đồng trôi theo dòng nước?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.