Trên sông Lô, đoạn chảy qua địa phận TP. Tuyên Quang và huyện Sơn Dương, đang xảy ra tình trạng khai thác cát bằng tàu cuốc, nhiều diện tích bãi bồi bị sạt lở. Tàu cuốc ngang nhiên lộng hành, chính quyền và ngành chức năng đang ở đâu?
Gần đây, Kinh tế nông thôn liên tục nhận được thông tin của người dân phản ánh về tình trạng tàu cuốc ngang nhiên khai thác cát trên sông Lô mà không bị xử lý. Người dân cho rằng, chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa làm hết trách nhiệm trong xử lý các chủ mỏ, các công ty cố tình vi phạm.
Cụ thể, tại xã Cấp Tiến (phía dưới cầu An Hòa), xã Vĩnh Lợi (phía trên cầu An Hòa), huyện Sơn Dương; một số xã, phường của TP. Tuyên Quang; Hạ lưu cầu Trung Hà (phường Trung Hà, TP. Tuyên Quang); tại KM11 huyện Yên Sơn, các công ty, chủ mỏ thường xuyên dùng tàu cuốc khai thác cát.
Người dân cho rằng, tỉnh Tuyên Quang cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm các chủ mỏ để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đặc biệt là trong thời điểm đại hội các cấp đang đến gần.
Ngày 6/5/2020, có mặt tại khu vực núi Tịnh xã Cấp Tiến, phóng viên ghi nhận có hàng chục tàu chở cát trọng tải lớn đang tạp kết ở đây. Bên cạnh có 2 tàu cuốc cỡ lớn, trong đó có một tàu (ký hiệu tàu PT - 2428) vô tư khai thác cát.
Điều đang nói là, tàu cuốc này khai thác cách bờ (thuộc xã Cấp Tiến) khoảng 10m. Sau khi dùng gầu xúc cát dưới sông lên, tàu cuốc sàng lọc tác cát và sỏi đổ vào 2 tàu chở nằm cạnh.
Một điều bất thường là tàu vận chuyển đang hứng sỏi từ tàu cuốc đổ sang, có cùng ký hiệu với tàu cuốc (ký hiệu PT-05). Tuy nhiên, chủ tàu đã làm mờ đi hai số cuối của ký hiệu. Làm như vậy khi cơ quan phát hiện, tiện cho việc tẩu thoát?
Chạy ngược sông Lô lên thôn Vân Thành, xã Vĩnh Lợi (Sơn Dương), phóng viên ghi nhận có 3 tàu cuốc, trong đó có 1 tàu đang hoạt động. Lần này, tàu cuốc đang hoạt động không có ký hiệu tàu mà chỉ có tàu chở cát mới có (ký hiệu PT - 2304).
Ngày 6/5, tại thôn Vân Thành, xã Vĩnh Lợi (Sơn Dương), phóng viên ghi nhận có 3 tàu cuốc.
Có mặt tại Hạ nguồn cầu Trung Hà, tuy không có tàu cuốc khai thác nhưng có 1 tàu hút cỡ lớn, khai thác gần với bờ hữu sông Lô (phía phường Tân Hà, TP. Tuyên Quang).
Ngược dòng sông Lô, cũng thuộc địa phận TP. Tuyên Quang, có tới 4 tàu cuốc đang thi nhau xúc, khai thác cát một cách vô tư như chốn không người. Trong đó, có 1 tàu ký hiệu PT - 1542; 1 tàu PT - 2287 H.
Như vậy, người dân phản ánh hàng ngày có nhiều tàu cuốc vô tư đục két sông Lô là có cơ sở. Vấn đề đặt ra là Sở TN&NT và chính quyền các địa phương liên quan đã buông lỏng quản lý khai thác khoáng sản, gây thất thoát tài nguyên của đất nước.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.