Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 8 năm 2020 | 23:59

Tuyên Quang: Tìm cách gỡ khó cho kinh tế trang trại

Đối với một số trang trại đang được hỗ trợ lãi suất nhưng không đủ quy mô đạt tiêu chí trang trại, Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang đề nghị tỉnh tiếp tục cho các hộ được hưởng hỗ trợ lãi suất đúng thời gian tại Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND.

tq.jpg
Từ chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh Tuyên Quang, giờ đây kinh tế trang trại ở tỉnh này đã phát triển tố, mang lại giá trị kinh tế cao.

 

Kết quả bước đầu

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, sau khi rà soát các tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì Tuyên Quang còn 333 trang trại, trong đó, trang trại trồng trọt chiếm 71,2 %.

Bên cạnh nguồn vốn tự có, các chủ trang trại đã huy động thêm các nguồn vốn khác để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng nguồn vốn là 425,25 tỷ đồng. Doanh thu năm 2019 của các trang trại đạt 472,38 tỷ đồng, bình quân doanh thu mỗi trang trại đạt 1,42 tỷ đồng.

Những năm qua Tuyên Quang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại điển hình như Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Tổng kinh phí mà Tuyên Quang đã hỗ trợ các trang trại theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 tính đến nay là 172.873 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ tín dụng 171.876 triệu đồng/499 trang trại; Hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 897 triệu đồng/09 trang trại; Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu sản phẩm 100 triệu đồng/01 trang trại.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang kinh tế trang trại của tỉnh Tuyên Quang đã và đang phát triển khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, đẩy nhanh quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thông qua việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn, tập trung quy mô lớn.

Kinh tế trang trại đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô và giá trị sản phẩm hàng hóa và phát triển khá đồng đều ở ba loại hình trang trại chính. Điều này cho thấy kinh tế trang trại đang ngày càng được người dân trên địa bàn tỉnh chú trọng đầu tư phát triển, những nội dung hỗ trợ từ cơ chế chính sách đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại khu vực nông thôn.

Gõ khó cho chủ trang trại

Cũng theo ông Việt, hiện nay, kinh tế trang trại ở Tuyên Quang cũng đang gặp một số khó khăn như: hoạt động sản xuất của một số trang trại chưa ổn định và thiếu bền vững, nhất là trang trại chăn nuôi; các trang trại không đáp ứng được tiêu chí giá trị sản xuất bình quân/trang trại; một số trang trại phát triển mạnh nhưng chủ yếu mang tính tự phát và quy mô sản xuất nhỏ, chưa có định hướng, kế hoạch cụ thể, tính bền vững chưa cao…

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang xác định một số nhiệm vụ chính như: tạo điều kiện cho các trang trại hợp tác và liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho sản phẩm của các trang trại có thị trường ổn định, phát triển bền vững.

Khuyến cáo các chủ trang trại chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường việc ứng dụng công nghệ sinh học, gắn với xây dựng nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; công nghệ sạch và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng các nguồn vốn vay, kinh phí hỗ trợ của các chủ trang trại. Kịp thời đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách tại địa phương.

Với một số trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27 của Bô Nông nghiệp và PTNT, đang được hỗ trợ lãi suất tiền vay theo Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh nhưng  nay  đánh  giá  theo  Thông  tư  số 02 thì không đủ tiêu chí trang trại. Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục cho các hộ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay đúng thời gian quy định tại Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND.

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top