Dựa vào thực tế vùng đất gò cao, ven triền núi và đặc điểm sinh hoạt trong phum, sóc, nhiều chị em phụ nữ Khmer các xã, thị trấn vùng Bảy Núi (An Giang) đã tích cực lao động, sản xuất, duy trì nghề truyền thống, góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình và xóa đói, giảm nghèo.
KTNT - Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây lãng phí, mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và mất an toàn cho cả người sản xuất. Để hạn chế việc lạm dụng thuốc BVTV trên cây chè mà vẫn đảm bảo năng suất nhưng tăng lợi nhuận và cho sản phẩm an toàn, Chi cục Trồng trọt và BVTV Thái Nguyên triển khai mô hình dịch vụ BVTV.
Dự án “Xây dựng mô hình VACB (vườn, ao, chuồng và khí sinh học) gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015. Sau 1 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 4 mô hình VACB, cụ thể: Mô hình trồng cam tại xã Nam Phong (Cao Phong - Hòa Bình), 2 mô hình trồng vải thiều tại xã Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), và mô hình HTX rau an toàn ở bản Tự Nhiên, xã Đông Sang (Mộc Châu - Sơn La).
Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 65 cơ sở sản xuất nước mắm, tập trung chủ yếu ở Cửa Việt, Cửa Tùng và các xã bãi ngang ven biển. Các cơ sở sản xuất đa phần sử dụng công nghệ cổ truyền, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu đầu tư nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hành vụ đông là cây trồng truyền thống có hiệu quả kinh tế cao của huyện Nam Sách nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Giống đem trồng là nguồn củ được để lại từ vụ trước. Mặt khác, trong nhiều năm gần đây, do tập quán chăm sóc và chế độ dinh dưỡng, nước tưới của nông dân chưa phù hợp đã làm cho việc quản lý dịch hại ngày càng khó khăn, năng suất hành cuối vụ thường không ổn định.