Không giữ tư tưởng “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Đinh Dậu, hầu hết Hội Làm vườn (HLV) các tỉnh, thành phố đã bắt tay triển khai nhiệm vụ đầu năm theo đúng kế hoạch đề ra.
Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam tặng Bằng khen cho các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong phong trào làm kinh tế VAC và xây dựng hội vững mạnh của HLV Thái Bình.
Ở HLV tỉnh Thái Bình, trong năm 2016, công tác phát triển và nâng cao chất lượng hội viên được các cấp Hội trong tỉnh chú trọng, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 36.044 người. Các cấp Hội phối hợp tổ chức 148 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hơn 6.800 lượt người; nhiều hội viên đã tiếp thu, mạnh dạn đầu tư các phương tiện, máy móc phục vụ cho sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát huy thành tích đạt được, năm 2017, HLV các cấp ở Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương; tiếp tục củng cố tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao chất lượng hội viên và hiệu quả hoạt động công tác Hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua góp phần tái cơ cấu, nâng cao giá trị ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.
Năm qua, Ban Chấp hành HLV Đắk Lắk đã xây dựng chương trình công tác trong năm, tập trung củng cố tổ chức, phát triển cơ sở, nâng cao số lượng và chất lượng hội viên. Hội đã tổ chức 29 lớp tập huấn, xây dựng 114 mô hình trồng trọt và chăn nuôi, như: Ủ thức ăn gia súc; vỗ béo bò; sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi; ghép cải tạo vườn càphê; trồng bơ xen vườn cà phê; nuôi bò, dê cái sinh sản luân chuyển; sử dụng phân bón sinh học trên cây hồ tiêu; thâm canh ngô lai biến đổi gen; trồng dưa leo Nhật Bản; trồng nấm sò, mộc nhĩ; trồng cỏ nuôi bò…
Năm 2017, Hội sẽ tổ chức một số buổi hội thảo với các nội dung: Hội thảo đầu bờ, đầu chuồng của các mô hình trồng trọt và chăn nuôi; sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; kỹ thuật chăm sóc cây ca cao; cải tạo vườn tạp; trồng cây thanh long ruột đỏ; kỹ thuật tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước cho cây cà phê.
Cùng chung đà thắng lợi của năm 2016, bước sang năm 2017, HLV và Trang trại Cẩm Thủy (Thanh Hóa) tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của 24 trang trại với giá trị kinh tế cao, bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội; tích cực triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động các mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng, trang trại, gia trại gắn với bảo vệ môi trường và chương trình cải tạo vườn tạp của địa phương; chủ động phối hợp mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để hội viên áp dụng đem lại hiệu quả cao, bền vững. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiến tới tổ chức thành công Đại hội HLV và Trang trại huyện khóa III nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Năm 2016, HLV Cao Bằng có 110 xã, phường thị trấn có tổ chức Hội, với 366 chi Hội. Các chi Hội đã đẩy mạnh phong trào thi đua, trao đổi kinh nghiệm làm VAC; trao đổi giao lưu hàng hóa và tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh đã xây dựng được 32 mô hình về sử dụng phân bón vi sinh trên cây bưởi và mô hình bẫy bả diệt ruồi vàng hại quả; mô hình chăm sóc cây đào ăn quả, hướng dẫn sản xuất giống đào bằng phương pháp chiết, ghép. Đã cung ứng được hơn 4.000 gốc ghép cây ăn quả các loại; mở được 5 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây ăn quả, cây lâm nghiệp; cách phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản; kết hợp cung ứng một số vật tư kỹ thuật như túi nylon, thuốc kích thích ra rễ phục vụ nhu cầu phát triển mô hình VAC trong toàn tỉnh.
Năm 2017, Hội tiếp tục sản xuất và cung ứng cho hội viên, nhân dân hơn 2.000 cây ăn quả các loại; thành lập mới 1 câu lạc bộ; rà soát và làm thủ tục công nhận các hộ làm kinh tế VAC đủ tiêu chí Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận hộ kinh tế trang trại. Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên và xây dựng các mô hình VAC, câu lạc bộ trang trại hoạt động có hiệu quả.
Với sự ra quân đồng bộ và quyết liệt ở tất cả các cấp, tin rằng 2017 sẽ là năm nhiều thắng lợi của hội viên HLV khắp cả nước.
Nhóm CTV
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.