Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 3 năm 2017 | 2:53

CLB Trang trại Cây có múi - Hội Làm vườn Bắc Giang: Nơi chia sẻ kinh nghiệm làm giàu

Sau một năm hoạt động, Câu lạc bộ trang trại cây có múi (CLB) thuộc Hội Làm vườn (HLV) Bắc Giang đã có 31 thành viên, trong đó nhiều thành viên có thu nhập lên tới tỷ đồng đồng/năm, bước đầu đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các chủ trang trại.

Từ trồng cam, gia đình ông Bùi Đức Long (bên trái), Chủ nhiệm Câu lạc bộ trang trại cây có múi huyện Lục Ngạn thu nhập 4 tỷ đồng/năm.

Theo ông Thân Văn Hiển, Chủ nhiệm CLB, sau khi thành lập, các thành viên trong CLB đã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại của Đảng,  Nhà nước, của tỉnh Bắc Giang, những kinh nghiệm, công nghệ mới, các mô hình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây ăn quả có múi đến từng thành viên.

Bước đầu, các tổ CLB ở cơ sở hoạt động đều đặn, có sơ kết, tổng kết để rút ra những ưu điểm, nhược điểm, bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trang trại. Các thành viên đã tích cực trao đổi, hỗ trợ nhau trong kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý sâu bệnh và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, tạo sự đồng thuận, động viên tinh thần, định hướng cho các thành viên tập trung nguồn lực, nội lực, đất đai vào trồng cây ăn quả có múi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

 Đặc biệt, công tác tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình được CLB quan tâm thực hiện. Năm 2016, Ban chủ nhiệm (BCN) CLB đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Quế Lâm phương Bắc tổ chức 1 buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm phân bón Quế Lâm cho 30 chủ trang trại tại huyện Lục Ngạn. Triển khai 3 mô hình thử nghiệm phân bón trên 680 cây cam Canh, 340 cây cam Vinh ở Yên Thế và Lục Ngạn. Kết thúc đợt thử nghiệm, thấy cây cam sinh trưởng, phát triển tốt.

Để giúp các chủ trang trại thấy được những lợi ích, sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình kinh doanh từ kinh tế trang trại lên  công ty hay doanh nghiệp, BCN CLB đã tranh thủ sự ủng hộ của Thường trực HLV tỉnh, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang) mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức cho các chủ trang trại, trong đó có khoảng 30 thành viên CLB Trang trại cây có múi của tỉnh.

Trong phát triển trang trại cây có múi, BCN và các thành viên đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp về nội dung hoạt động của CLB với Thường trực HLV tỉnh. Trong năm 2016, BCN đã dự họp sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả hoạt động của các tổ, nhóm ở các địa phương. Qua đó, cho thấy các thành viên khi tham gia CLB đều hoạt động hiệu quả.

  Bước đầu, các chủ trang trại đã liên kết với các doanh nghiệp bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây có múi, đạt hiệu quả kinh tế cao, doanh thu của các thành viên trong CLB đều đạt từ 100-200 triệu đồng/năm, nhiều trang trại đạt cả tỷ đồng/năm.

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Bồi (Tiến Dũng - Yên Dũng),  doanh thu đạt khoảng  1 tỷ đồng/năm; trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Thạo (Đồng Kỳ - Yên Thế) đạt khoảng 700-800 triệu đồng/năm; trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Quảng (An Bá - Sơn Động) doanh thu khoảng 800-900 triệu đồng/năm…

Với sự tham gia và hoạt động tích cực trong việc phát triển kinh tế trang trại, nhiều thành viên trong CLB đã được các cấp, ngành tặng bằng khen như: ông Đỗ Đức Hoàn, chủ trang trại xã Tiến Dũng (Yên Dũng) được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng giải thưởng Lương Định Của; 3 cá nhân thuộc thành viên CLB được Trung ương HLV Việt Nam tặng Bằng khen; 2 cá nhân được HLV tỉnh Bắc Giang tặng Giấy khen.

Về nhiệm vụ năm 2017, ông Thân Văn Hiển cho biết, mục tiêu của CLB là xây dựng, phát triển CLB ngày càng vững mạnh, tập hợp ngày càng đông đảo đội ngũ các chủ trang trại tiêu biểu trong lĩnh vực trồng cây ăn quả có múi. Xây dựng CLB trở thành mái nhà chung, là địa chỉ tin cậy và là chỗ dựa vững chắc cho các chủ trang trại. Thực hiện có hiệu quả chuỗi giá trị và là cầu nối giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức CLB trở thành diễn đàn sinh hoạt, tiếng nói của đội ngũ các chủ trang trại, tạo môi trường để các chủ trang trại trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ trong việc phát triển kinh tế trang trại và xây dựng nông thôn mới. Các phong trào, các cuộc vận động của CLB hướng tới mục tiêu đoàn kết, tập hợp các chủ trang trại, khẳng định vai trò, vị thế của CLB trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hoàng Văn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Theo đó, tại Kế hoạch số 145 ngày 17/4/2024 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Đồng Nai năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

  • Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất trồng trọt vụ hè thu-mùa năm 2024.

Top