Năm 2015, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Thái Bình đã phát triển được 51 câu lạc bộ (CLB) chuyên ngành VAC (tăng 2 CLB so với 2014) để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây là hướng đi tất yếu khi Việt Nam tham gia TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hoạt động.
Những năm qua, phong trào làm vườn ở xã Hương Giang (Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) được quan tâm đầu tư. Đảng ủy, HĐND, UBND xã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, chương trình trọng điểm phát triển kinh tế vườn, trong đó Hội Nông dân, Hội Làm vườn và đội ngũ cốt cán chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức, vận động nông dân thực hiện.
Thời gian qua, Tuyên Quang đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như: hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm, cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng và được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay vốn.
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam với mô hình kinh tế VAC đã có những bước tiến đáng kể. Từ những mảnh vườn, khu chuồng nhỏ để cải thiện bữa ăn gia đình, mô hình kinh tế VAC dần phát triển theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương HLV Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập, mô hình này cũng cần có sự chuyển dịch hợp lý.
Năm 2016, dựa trên nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ ở các địa phương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) xác định sẽ đổi mới công tác khuyến nông theo hướng bám sát chiến lược của ngành, gắn với định hướng tái cơ cấu và chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bạc Liêu cơ bản là tỉnh nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đóng vai trò quan trọng. Đánh giá được tầm quan trọng và thế mạnh nuôi trồng thủy sản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, năm 2012, UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê quyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể là chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm nội ngành nông, lâm, thủy sản theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản đến năm 2020 đạt 80,54%, định hướng đến năm 2030 đạt 81,55%.
Là huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị và nhân dân, năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội của Lâm Bình (Tuyên Quang) có những chuyển biến tích cực. Một số chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Tiên Phước là huyện miền núi thấp, tổng diện tích tự nhiên 45.440ha, trong đó có trên 7.000ha đất có khả năng đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT). Người dân có truyền thống kinh nghiệm làm vườn từ lâu đời với nhiều loại cây như: tiêu, lòn bon, thanh trà, măng cụt, dó bầu, chuối, cau, quế,... Đây chính là lý do Tiên Phước được UBND tỉnh Quảng Nam chọn là huyện điểm phát triển KTV-KTTT.