Những năm qua, phong trào làm vườn ở xã Hương Giang (Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) được quan tâm đầu tư. Đảng ủy, HĐND, UBND xã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, chương trình trọng điểm phát triển kinh tế vườn, trong đó Hội Nông dân, Hội Làm vườn và đội ngũ cốt cán chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức, vận động nông dân thực hiện.
Kinh tế vườn được Hội Nông dân, Hội Làm vườn chọn làm nội dung đăng ký việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được một số cán bộ, công chức xã chọn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Hàng năm, xã tổ chức khảo sát tình trạng vườn, tổ chức cho từng hộ, từng thôn lên kế hoạch làm vườn và đăng ký mức thu nhập để chủ động phấn đấu thực hiện. Các cây trồng chính trong vườn là cau 6,5ha, chuối 3,7ha, cây ăn quả lâu năm 2,5ha, cây có múi 1,3ha, cây hàng năm và rau 3ha. Nhiệm vụ làm vườn là cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, chăm sóc làm cỏ, bón phân, tủ tưới, làm hàng rào kiên cố, hàng rào cây xanh…
Hội Nông dân, Hội Làm vườn đã tổ chức các hội thi “Nông dân làm vườn giỏi”, “Nhà nông đua tài” để tạo sân chơi, tạo phong trào trong nông dân. Hội Nông dân đã xây dựng ở mỗi chi hội một “Túi sách nhà nông”, gồm nhiều loại sách, trong đó chủ yếu là sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp để nông dân tham khảo. Ngoài ra, bà con còn được dự các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật làm vườn.
Mỗi tháng, đại diện Hội Nông dân, Hội Làm vườn đến gặp gỡ từng hộ nông dân trao đổi cách thức, kỹ thuật làm vườn, phòng trừ sâu bệnh, vận động làm vườn... Nhiều nông dân thấy được lợi ích từ vườn nên đã quan tâm đầu tư, cải tạo lập vườn, trồng chuối, cây ăn quả, cây có múi và các loại cây rau màu…
Riêng năm 2015, xã xây dựng kế hoạch “Triển khai, chăm sóc, cải tạo nâng cao giá trị kinh tế vườn”, thành lập Ban chỉ đạo làm vườn, mỗi thôn thành lập 1 tổ vận động, xây dựng 28 vườn mẫu. Đến nay, hàng rào kiên cố và hàng rào cây xanh đạt chuẩn chiếm 85%; vườn được chăm sóc đạt 93,5%; vườn tạp chỉ còn 2,4%.
Lê Hàn
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.