Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác 25 hồ chứa, 5 đập dâng, 1 cống ngăn mặn giữ ngọt và hệ thống kênh mương, công trình nằm rải rác trên 5 huyện và thành phố...
Các công trình hồ đập do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý có tổng dung tích gần 600 triệu mét khối, hàng năm phục vụ tưới tiêu cho hơn 46.000ha đất trồng lúa 2 vụ và cây trồng cạn, cấp nước phục vụ cây công nghiệp, dân sinh, nuôi trồng thủy sản, điều tiết lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái. Ngoài ra, một số hồ còn có nhiệm vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và phát điện. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp nước.
Hồ Kẻ Gỗ có trữ lượng 345 triệu mét khối nước, phục vụ tưới tiêu cho hơn 46.000ha đất trồng lúa 2 vụ.
Ông Trịnh Xuân Cần, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, nhớ lại: Những ngày đầu thành lập công ty, do nguồn thủy lợi phí thấp nên không đủ chi phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đầu mối. Để giữ nguồn nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu, sinh hoạt, hàng ngày công nhân viên các trạm, cụm người ướt đẫm mồ hôi, hì hục trên chiếc xe máy cà tàng chạy dọc tuyến kênh Kẻ Gỗ để theo dõi tình hình nước về ruộng, đốc thúc bà con lấy nước, có khi “nằm” gác suốt đêm trên cống để giữ nước ép về cho vùng xa, điện thoại di động nóng ran trong tay vì giải quyết thắc mắc của người dân.
Bởi thế, người ta vẫn bảo, mỗi cán bộ, công nhân viên ở đây đều phải làm việc bằng “một trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Không có trái tim ấm nóng làm sao có hình ảnh của các anh, chị công nhân viên các trạm, cụm ngày đêm bám sát những tuyến kênh mùa nắng hạn để theo dõi tình hình nước về ruộng, túc trực ngày 4 ca bơm nước về xuôi. Hay giữa bão lũ nước cuồn cuộn chảy, cán bộ, công nhân viên công ty vẫn bám hồ, bám đập để giữ an toàn cho công trình trước khi nghĩ đến sự an nguy cho bản thân.
Và nay, mỗi khi vào vụ, công nhân của các cụm, trạm thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh lại bắt tay ngay vào việc nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Từ lâu, đây đã trở thành kế hoạch “cứng” trong mỗi vụ tưới của công ty, mỗi tuần 2-3 lần, các trạm, cụm lại tổ chức cho công nhân ra quân lao động, làm thủy lợi, vừa giúp dòng chảy thông thoáng, vừa gắn kết trách nhiệm của từng thành viên với công trình mình quản lý.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết: Vụ sản xuất năm 2015, toàn bộ diện tích trong hệ thống đều được tưới, đảm bảo yêu cầu thời vụ sản xuất và sinh trưởng của cây trồng. Tổng diện tích thanh lý hợp đồng tưới 42.858,4/42.858,3ha, đạt 100,01% kế hoạch tỉnh giao.
“Kết hợp giữa phương án công trình và phi công trình, hiện chúng tôi đã hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa, gia cố những công trình xuống cấp, mặt khác, liên tục rà soát, kiểm tra những vùng khó điều tiết để kịp thời bổ sung trạm bơm dã chiến, phục vụ tưới cho đồng ruộng. Đến thời điểm này, đã có 14/14 đơn vị cụm (trạm) hoàn thành công tác ký hợp đồng tưới, tiêu nước, cấp nước phục vụ nông nghiệp”, ông Sơn cho biết thêm.
Trà Giang
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.