Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2016 | 2:4

Vai trò của cấp ủy Đảng trong XDNTM ở Thanh Hóa

Có lẽ chưa có chương trình nào có cách thực hiện “mở” như xây dựng nông thôn mới (XDNTM), mỗi địa phương lại có cách làm khác nhau, nhưng đều có chung kết quả: đem lại cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho người dân.

Ông Nguyễn Đức Quyền (người thứ 3 tính từ phải sang trái), Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, thăm mô hình sản xuất rau vụ đông ở huyện Thọ Xuân.

Với Thanh Hóa, thành công trong XDNTM là hợp lực của các yếu tố: lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của các cấp ủy Đảng; điều hành bài bản, quyết liệt của các cấp chính quyền; sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị; đặc biệt là phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân...

Từ khởi đầu gian khó

Bước vào thực hiện Chương trình XDNTM, Thanh Hóa là địa phương có xuất phát điểm thấp về kinh tế, chưa tự cân đối được ngân sách. Qua khảo sát đánh giá, so sánh với 19 tiêu chí NTM, toàn tỉnh bình quân mới đạt 4,7 tiêu chí/xã...

Ngay sau khi Chương trình MTQG về XDNTM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh Hoá đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) từ tỉnh đến cơ sở do Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban; các xã đồng thời thành lập Ban quản lý XDNTM do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; các thôn, bản thành lập Ban phát triển thôn, bản do Bí thư Chi bộ làm Trưởng ban. Hàng năm, BCĐ các cấp được quan tâm kiện toàn, củng cố để lãnh đạo, chỉ đạo Chương trình XDNTM từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo liên tục, kịp thời, hiệu quả.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Xác định XDNTM là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, nên ngay từ khi triển khai thực hiện, Thanh Hóa đã đưa Chương trình Phát triển nông nghiệp và XDNTM là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, ngay khi chưa có hướng dẫn của Trung ương, Thanh Hóa đã chủ động ban hành Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 về hướng dẫn lập quy hoạch xã NTM trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 về việc hướng dẫn quy trình đánh giá xã đạt các tiêu chí NTM; Quyết định 145/2013/QĐ-UBND ngày 10/01/2013 quy định về trình tự, thủ tục xét, công nhận và tổ chức công bố “Xã đạt chuẩn NTM” và quy trình lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân trong XDNTM.

Ngoài ra, là tỉnh có tới 170 xã đặc biệt khó khăn, vì thế, Thanh Hoá đã chủ động chỉ đạo xây dựng thôn, bản NTM theo Quyết định số 717/2014/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 về ban hành tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và tổ chức công bố thôn, bản đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh. Đây là cách làm và bước đi phù hợp tình hình và điều kiện của Thanh Hóa với những vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện để xây dựng xã NTM.

Thực tế cho thấy, trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng ở đâu cấp ủy, chi bộ, đảng bộ có nghị quyết, xác định hướng đi  đúng, kịp thời, khơi dậy được vai trò chủ thể của người dân thì ở đó có điểm sáng, phong trào đi lên, kết quả XDNTM ở địa phương đó là rất rõ nét.

Với việc phát huy vai trò trách nhiệm và có cách tiếp cận tích cực của các cấp ủy Đảng như đã nêu trên, có thể nói, trong 5 năm qua, nhìn chung các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa, kể cả cấp huyện, cấp xã và ở thôn, bản đã có sự nỗ lực vượt bậc, giành được những kết quả quan trọng trong XDNTM. Đa số các xã đều được hưởng lợi từ Chương trình XDNTM. Cái được lớn nhất là được lòng dân, người dân thực sự phát huy được vai trò chủ thể của mình, cuộc sống của đa số nông dân được cải thiện, sản xuất phát triển, ngành nghề được mở rộng, thu nhập tăng nhanh, số hộ nghèo giảm nhanh, diện mạo làng xã, cảnh quan nông thôn đổi thay mạnh mẽ, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng gấp 2- 3 lần những năm trước.

Cái được lớn tiếp theo là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở, từ tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý đến sự sâu sát, gần gũi, gắn bó với dân hơn.

Thanh Hóa hiện đạt bình quân 13,7 tiêu chí/xã, tăng 8,6 tiêu chí so với khi bắt đầu triển khai. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng từ 8,9 triệu đồng/người (năm 2010) lên 20,5 triệu đồng/người (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm tương ứng từ 26,96% xuống còn 6,9%, hoàn thành vượt mức mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Điển hình là Yên Định, huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và cũng là huyện đầu tiên của khu vực Bắc miền Trung đạt chuẩn NTM. Đối với cấp xã, tiêu biểu là 114 xã (Yên Định 24 xã, Quảng Xương 13 xã, Hoằng Hóa 10 xã, Thọ Xuân 9 xã, Nga Sơn 7 xã, Nông Cống 7 xã, Triệu Sơn 5 xã, Thiệu Hóa 5 xã, Đông Sơn 4 xã, Hậu Lộc 4 xã, Hà Trung 4 xã, Như Thanh 3 xã, Vĩnh Lộc 3 xã, Thạch Thành 3 xã, Cẩm Thủy 2 xã, Tĩnh Gia 2 xã, Như Xuân 1 xã, Thường Xuân 1 xã, Ngọc Lặc 1 xã, thành phố Thanh Hóa 4 xã, thị xã Sầm Sơn 2 xã) đã đạt chuẩn NTM.

Phát huy thành tích, khắc phục hạn chế

Bên cạnh nhiều cấp ủy Đảng rất tích cực trong trong công tác lãnh đạo thực hiện Chương trình XDNTM thì vẫn còn có nơi cấp ủy, chính quyền còn nặng tâm lý trông chờ vào đầu tư của Nhà nước; năng lực lãnh đạo còn bất cập, hạn chế, lúng túng...

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, ở một số địa phương còn chưa quyết liệt, thiếu tâm huyết, hệ thống chính trị vào cuộc chưa đều tay, còn có biểu hiện ngại khó. Đáng chú ý, trong chỉ đạo, nhiều địa phương còn quá tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, để nợ đọng trong xây dựng cơ bản mà chưa tập trung nhiều vào nhiệm vụ phát triển sản xuất được coi là “gốc” để thực hiện mục tiêu của chương trình là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cư dân nông thôn. Chưa kể xuất hiện tư tưởng “nóng vội”, “chạy theo thành tích” dẫn đến kết quả XDNTM thiếu bền vững. Tại một số địa phương, việc phối hợp giữa cấp ủy và chính quyền để tập trung XDNTM chưa thật sự chặt chẽ, chưa rõ trách nhiệm, còn chung chung, chờ đợi nhau.

Để giai đoạn 2016-2020, Thanh Hóa có 5 huyện và 55,8% số xã đạt chuẩn NTM theo mục tiêu đề ra thì trước hết mỗi cấp ủy Đảng và cán bộ, đảng viên cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 26/NQ-TƯ của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, và mục đích ý nghĩa, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình MTQG về XDNTM đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, phải xác định đây là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc trên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, chỉ có huy động sức mạnh và khả năng sáng tạo to lớn cũng như phát huy thực sự vai trò chủ thể của người dân và hiệu lực quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng thì mới đảm bảo thắng lợi. Từ đó không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò lãnh đạo, tập trung trí tuệ, biết chọn vấn đề trọng tâm và khâu đột phá cần giải quyết trước để thúc đẩy, lôi kéo tạo điều kiện mở đường thực hiện các  tiêu chí khác như một phản ứng dây chuyền trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Đối với Chương trình XDNTM thì sự tham gia của người dân là điều kiện tiên quyết tạo nên thành công. Để sức dân trở thành động lực quan trọng trong XDNTM, quan điểm chỉ đạo được thống nhất đối với cấp ủy, chính quyền các cấp là phải triệt để nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Đồng thời, phải lấy công khai, minh bạch làm đầu, phát huy tính dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đó. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cần gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công, tham gia tích cực vào XDNTM, làm tấm gương cho nhân dân noi theo.

Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quán triệt tinh thần huy động sự tham gia của người dân vào XDNTM không có nghĩa là “bổ đầu, tận thu”, mà phải được bàn bạc dân chủ và được sự đồng tình của người dân, tuyệt đối không bắt buộc và huy động quá sức dân... Có như vậy, kết quả của Chương trình XDNTM mới thực sự ý nghĩa và huyện, xã đạt chuẩn NTM mới bền vững, đích thực.

Thanh Hóa hiện đạt bình quân 13,7 tiêu chí/xã, tăng 8,6 tiêu chí so với khi bắt đầu triển khai. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng từ 8,9 triệu đồng/người (năm 2010) lên 20,5 triệu đồng/người (năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm tương ứng từ 26,96% xuống còn 6,9%, hoàn thành vượt mức mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Điển hình là Yên Định, huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và cũng là huyện đầu tiên của khu vực Bắc miền Trung đã đạt chuẩn NTM.

Đối với cấp xã, đã có 114 xã đạt chuẩn NTM.

Trần Đức Năng, Phó chánh văn phòng phụ trách Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top