Xử lý hành vi lấn chiếm đất rừng; cấm và hạn chế xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp; xử lý đập thủy điện… là những hành động quyết liệt của các cơ quan ban ngành, các chính quyền địa phương, nhằm chủ động phòng tránh thiên tai một cách hiệu quả.
Xử lý vụ lấn chiếm đất rừng ở Đà Lạt
Chiều 17/11 vừa qua, Ban quản lý rừng Lâm Viên phối hợp với Hạt Kiểm lâm TP.Đà Lạt và UBND Phường 3 tiến hành giải tỏa số cây trồng và công trình xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ thuộc lô C, khoảnh 2, TK 266.
Trước đó, các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện hơn 700 m² đất rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng Lâm Viên quản lý bị lấn chiếm. Tại khu đất này, đối tượng vi phạm đã xây dựng kè đá dài 35 m, cao 50 cm; trồng 161 cây tùng (cao từ 1 - 1,5 m), 14 cây mai anh đào (cao từ 5 - 7m), 5 cây đào (cao từ 4 – 5 m).
Cách đây 3 tháng, tại vị trí này, lực lượng chức năng cũng đã lập biên bản xác định có 235 m² đất rừng phòng hộ bị chiếm dụng và đổ bê tông. Biên bản đã được chuyển cho UBND Phường 3 xử lý theo thẩm quyền.
Điều đáng nói nữa là, đất rừng bị lấn chiếm chỉ cách trụ sở Ban quản lý rừng và UBND Phường 3 vài trăm mét nhưng vụ việc xảy ra trong thời gian dài mà chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ vì thế mà đối tượng ngang nhiên mở rộng lô đất lấn chiếm từ 235 m² lên hơn 700 m2.
Được biết, các cơ quan chức năng đang theo dõi để làm rõ đối tượng vi phạm, còn theo thông tin người dân địa phương cung cấp, người lấn chiếm đất rừng là bà T.T.T, hiện đang cư ngụ tại TP.Đà Lạt.
Khu đất rừng bị lấn chiếm nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 20 (đường Ba Tháng Tư), nơi mà trị giá 1 m2 đất lên đến hơn 100 triệu đồng/m2.
Cấm và hạn chế xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp
Ngày 17/11 vừa qua, UBND huyện Lạc Dương cho biết đang tiến hành rà soát nhằm xác định khu vực cấm, hạn chế xây dựng nhà kính trên đất nông nghiệp tại địa phương.
Theo đó, một số khu vực dự kiến cấm xây dựng nhà kính trên địa bàn gồm: Khu vực Hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu vực dọc hành lang suối của các xã, các khu cạnh danh lam thắng cảnh, khu du lịch, khu dân cư tập trung; lộ giới đường giao thông, khu vực quy hoạch đất ở, hành lang lưới điện cao áp.
Bên cạnh đó, địa phương này cũng hạn chế việc xây dựng nhà kính trên một số khu vực đất nông nghiệp thuộc vùng canh tác cà phê chuyên canh, diện tích đất nông nghiệp nằm trong hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang…
Những năm qua, diện tích nhà kính tại huyện Lạc Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung không ngừng mở rộng. Trong đó, huyện Lạc Dương hiện lên tới 922ha và toàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 5.000ha. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận như: Góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản thì nhà kính cũng đã trở thành một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Việc ban hành quy định cấm và hạn chế xây dựng nhà kính tại một số khu vực là giải pháp cần thiết nhằm hạn chế tình trạng suy giảm mạch nước ngầm, tình trạng lũ lụt, nhiệt độ gia tăng và phá vỡ cảnh quan tại địa phương.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.