Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 6 năm 2019 | 17:9

Vì sao việc di dời một số bộ ngành ra khỏi nội đô còn chậm?

Việc di dời một số trụ sở bộ ngành ra khỏi nội đô còn chậm. Bộ Xây dựng cần phối hợp chặt chẽ với các bộ đánh giá cụ thể và có giải pháp căn cơ.

Chiều nay, 4/6, chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) cho biết, hiện nay việc di dời các cơ quan trong nội thành Hà Nội ra nội đô còn chậm, trách nhiệm của Bộ trưởng và của ngành về vấn đề này như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, dạy nghề, y tế ra ngoài nội thành Hà Nội đã được quy định tại Luật thủ đô, quy định tại quy hoạch chung của TP Hà Nội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ cũng có quyết định 130 ngày 23/1/2005 về thực hiện 1 số biện pháp lộ trình di dời, việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời sản xuất công nghiệp.

vi sao viec di doi mot so bo nganh ra khoi noi do con cham? hinh 1
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại phiên chất vấn chiều 4/6.

Theo Bộ trưởng, về việc thực hiện trong quyết định này có 1 số trách nhiệm cụ thể của các bộ ngành: như TP Hà Nội phải có trách nhiệm lập damh mục, xác định các tiêu chí lộ trình biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần di dời ra ngoài nội thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổ chức phê duyệt quy hoạch các đề án có liên quan làm căn cứ cho việc sử dụng quy hoạch sau khi di dời và xác định bố trí quỹ đất đêt phục vụ công tác di dời.

Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích thực hiện việc khai thác, sử dụng quỹ đất, tạo nguồn vốn cho các cơ sở di dời. Bộ Xây dựng có trách nhiệm lập danh mục cụ thể và tiêu chí lộ trình và biện pháp di dời các trụ sở, cơ quan đóng trên địa bàn Hà Nội. Bộ Y tế có trách nhiệm lập danh mục cụ thể hóa tiêu chí lộ trình, biện pháp di dời, cụ thể các cơ sở bệnh viện, cơ sở y tế cần phải di dời ra khỏi nội thành. Bộ Giáo dục –Đào tạo có trách nhiệm lập danh mục cụ thể, tiêu chí và lộ trình di dời các cơ sở giáo dục đào tạo ra khỏi nội thành Hà Nội. Bộ LĐTBXH cũng có trách nhiệm tương tự với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng cơ chế chính sách về tài chính, khuyến khích khai thác quỹ đất có hiệu quả, đảm bảo tiến độ, lộ trình di dời theo đề xuất của Hà Nội và từng bộ ngành liên quan, đề xuất phương án tài chính để đầu tư xây dựng trụ sở các bộ ngành tập trung và các bộ ngành khác liên quan thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình.

Bộ trưởng Xây dựng cũng thừa nhận việc di dời các trụ sở bộ ngành hiện còn rất chậm. “Mặc dù Hà Nội cũng đã bố trí 1 số khu vực, bố trí địa điểm, phê duyệt 1 số danh mục, tuy nhiên công tác thực hiện còn rất chậm. Bệnh viện cũng có 1 số bệnh viện di dời đến địa điểm mới: như 2 cơ sở của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cơ sở 2 của Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức. Hiện nay, Bộ LĐTBXH cũng chưa hoàn thành việc lập danh mục, tiêu chí di dời các cơ sở đào tạo dạy nghề”- Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết. 

Tại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh và yêu cầu Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cần phối hợp với các bộ đánh giá lại vì sao chậm và phải đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.

Tranh luận lại với Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) cho rằng, Luật Thủ đô sau 2 nhiệm kỳ đã được thông qua và ban hành năm 2012, hiện đã có hiệu  lực 8 năm. Một trong những quy định không đi vào cuộc sống chính là quy định về việc di dời trụ sở bộ ngành của thành phố Hà Nội. Việc này đã được Ủy ban Pháp luật giám sát và báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua.

Theo quy định của Luật Thủ đô, quỹ đất sau khi di dời, các cơ sở sản xuất, công nghiệp được ưu tiên để xây dựng phát triển các công trình công cộng. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều chung cư cao tầng được xây dựng trên phần đất này.

“9 cơ quan được bố trí quỹ đất chuyển ra ngoại nội đô thì có 7 cơ quan tiếp tục giữ lại trụ sở cũ và 2 cơ quan được chấp thuận chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng nhà ở văn phòng, nhà cao tầng, không khu đất nào được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng, chưa có cơ sở giáo dục nào di dời ra ngoại thành, thậm chí chưa được giao đất. Sự chậm chễ này gây hệ lụy về quy hoạch, hạ tầng gaio thông, hạ tầng xã hội, quy mô dân số đi ngược lại mục tiêu ban đầu đề ra khi thực hiện di dời các nhà máy xí nghiệp”- đại biểu Dung nêu rõ.

Đại biểu Dung cũng cho rằng, Bộ Xây dựng và các bộ phải có trách nhiệm trong vấn đề này, theo quy định tại Điều 4, quyết định 130 của Chính phủ, cần quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, bởi việc triển khai thực hiện chưa nghiêm túc./.

 

 

Thy Hạt
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top