Lẽ thường việc dồn điền đổi thửa sẽ tạo được nhiều lợi ích cho bà con nông dân, nhưng việc dồn điền đổi thửa ở thôn Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) lại gây nhiều bất cập, bà con nông dân ở đây đang bức xúc về vấn đề này.
Dồn điền đổi thửa xong ruộng bỏ hoang, thành đầm nước
Theo nhiều người dân trên địa bàn xã Phú Xuân (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), hơn một năm qua họ không có đất canh tác dù đồng ruộng bỏ hoang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì công tác dồn thửa đổi ruộng (DTĐR) theo kế hoạch 256 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại địa phương có nhiều bất cập.
Theo đó, xã Phú Xuân đã chỉ đạo san gạt bờ thửa khi chưa được sự đồng ý của người dân; trừ diện tích 28m2/sào ruộng của người dân chưa rõ mục đích; chưa thi công xong đường, mương, cống đã yêu cầu người dân nhận ruộng; để xảy ra tình trạng xây dựng lấn chiếm đất nông nghiệp thuộc diện tích đất DTĐR; quỹ đất 5% do xã quản lý nhiều năm chưa công khai, không thông báo công khai để người dân biết cùng đấu thầu sử dụng.
Chị Nguyễn Thị Tình, thôn Can Bi 2, xã Phú Xuân bức xúc: "Trong quá trình DTĐR, UBND xã Phú Xuân đã tổ chức họp bàn nhưng chỉ có 20 hộ dân nhận được thông báo đi họp, đồng thời không có biên bản buổi họp và không có ai là đại diện cho nhân dân để ký vào văn bản giao ruộng cho UBND xã Phú Xuân. 5 ông trưởng thôn đã tự ý ký giao ruộng cho UBND xã vào ngày 23.09.2019".
Bên cạnh đó, người dân còn phản ánh, nhiều bờ thửa, đường mương tại cánh đồng này được đắp bằng chính đất múc lên từ ruộng, không vận chuyển từ khu vực khác đến khiến nhiều thửa ruộng bị trũng sâu, ngập ngang bụng, không thể canh tác.
"Hơn hai năm nay, tôi không thể canh tác, vì nước chỗ trũng chỗ sâu, có chỗ còn ngập đến ngang bụng. Phân cho tôi cái ruộng như vậy, chúng tôi biết trồng cây gì, cấy lúa gì?", anh Nguyễn Văn Diệu (thôn Can Bi 2) bức xúc.
Chị Tình cho biết, đồng ruộng nhận bàn giao từ UBND xã không được san gạt bằng phẳng, đường mương nước làm rộng, sâu hơn khiến cho người dân nơi đây khó canh tác. "Hai năm nay, chúng tôi lỡ mất hai vụ lúa và một vụ ngô", chị Tình nói.
Chính quyền thừa nhận nhiều bất cập nhưng lại đổ cho cán bộ thôn
Ông Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân khi trao đổi với các cơ quan báo chí đã cho biết, hiện tại những hộ chưa nhận ruộng đang kiến nghị "rũ hết ruộng để tính lại".
Đối với nguyện vọng này của nhiều hộ dân, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân khẳng định không đồng ý vì "công sức bao lâu nay không thể bỏ".
"Nếu vậy thì thành quả của mình làm từ suốt những năm tháng qua coi như bỏ. Mỗi ngày 400 - 500 người từ huyện xuống cắm mốc giới cho những hộ nhận ruộng.
Đến nay xã cũng đang kiến nghị thuê đơn vị làm bản đồ để giao ruộng cho dân, thế nhưng phải mất 600.000 đồng/ha, xã không còn đủ kinh phí", ông Mậu nói.
Ông Nguyễn Văn Mậu cho biết, có tình trạng múc đất từ ruộng lên để làm đường. Thế nhưng khi nói đến việc chưa triển khai lấy ý kiến người dân khi dồn điền đổi thửa theo kết luận của thanh tra tỉnh, vị Chủ tịch này lại cho rằng đó là do các trưởng thôn.
"Chúng tôi có tổ chức họp nhưng tỷ lệ người tham gia họp không đông. Nói chung là dân cũng không quan tâm. Về biên bản họp thì các đồng chí trưởng thôn lại lưu giữ kém. Đến giờ sổ công tác cũng không còn", ông Mậu cho hay.
Việc dồn điền đổi thửa gây nhiều bất lợi cho người dân của thôn Can Bi 2, xã Phú Xuân đã xảy ra nhiều năm qua, ngay cả việc tại địa phương này người dân cũng phản ứng rất quyết liệt về việc xây dựng tại đây một lò đốt rác, dẫn đến người dân trong thôn đã phải cử người chặn các phương tiện vào đây san lấp mặt bằng để thực hiện dự án.
Người dân đã gửi đơn thư đến chính quyền các cấp và các cơ quan báo chí, đề nghị giải quyết sự việc này.
Kinh tế nông thôn sẽ phản ánh việc này khi có thông tin.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.