Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 10 năm 2016 | 7:25

HLV tỉnh Lào Cai: Đổi tên thành Hội Làm vườn và Trang trại

Ngày 28/10,  Hội Làm vườn tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Đồng chí Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Về dự Đại hội có đồng chí Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, các đồng chí là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Trung ương Hội, UBND, HĐND tỉnh Lào Cai cùng 55 đại biểu là những hội viên tiêu biểu của Hội Làm vườn tỉnh Lào Cai.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu.

Nhiệm kỳ qua, Hội Làm vườn tỉnh Lào Cai phát triển được thêm 2 tổ chức Hội, với 65 hội viên, nâng tổng số tổ chức Hội lên 147, gồm 5.573 hội viên. Các tổ chức Hội thường xuyên chỉ đạo, khuyến khích hội viên phát huy sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trên con đường phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Với vai trò của mình, Hội Làm vườn tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam triển khai 2 dự án cây ăn quả: Dự án trồng 5 ha bưởi Diễn tại Bát Xát và dự án trồng 10 ha lê tại Sa Pa, Bắc Hà. Diện tích bưởi Diễn đã cho thu hoạch, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân các huyện vùng cao. Hội còn phối hợp với Hội Cựu chiến binh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình chăn nuôi lợn rừng tại Quang Kim (Bát Xát); trồng cây lâm nghiệp (keo, trám, mây), kết hợp trong vườn nhà, vườn đồi tại thị trấn Phố Ràng, xã Bảo Hà (Bảo Yên), xã Bản Lầu (Mường Khương), xã Bảo Nhai (Bắc Hà); đồng thời chỉ đạo xây dựng các mô hình trồng cam, quýt; cải tạo phục tráng vườn mận, trồng thanh long ruột đỏ, na dai, mít Thái Lan ruột vàng...

Từ nhiều năm nay, Hội Làm vườn tỉnh luôn tích cực tham gia vận động hội viên phát triển kinh tế VAC theo hướng VietGAP và được nhiều hội viên hưởng ứng. Cụ thể, Hội đã trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo hướng VietGAP cho trên 300 hội viên. Đến nay, nhiều hội viên trong vùng chè Mường Khương, Bảo Thắng; hội viên trồng rau ở Sa Pa, Bắc Hà và chăn nuôi ở Bảo Thắng đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Tổ chức tham quan học tập các mô hình phát triển kinh tế VAC và trang trại điển hình ở trong và ngoài tỉnh là hoạt động rất quan trọng. Do vậy, trong nhiệm kỳ qua, Hội Làm vườn tỉnh đã tổ chức cho hơn 100 hội viên và cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên và trên 300 hội viên đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các huyện trong tỉnh. Nhờ đó, phong trào phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại của hội viên ngày càng đa dạng, phong phú và hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, có thể chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong công tác Hội nhiệm kỳ qua, như: Biên chế cán bộ, kinh phí hoạt động Hội thiếu, nên chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ lãnh đạo chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm của các ngành từ tỉnh đến huyện, gần như cơ quan hoá hoạt động của Hội, vì thế vai trò của Hội không rõ. Hoạt động của Hội chưa phong phú, còn lúng túng và thụ động trong việc tổ chức…

Lãnh đạo Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam và lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai chụp ảnh lưu niệm cùng Ban chấp hành  khóa IV Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Lào Cai.

Các đại biểu tham dự Đại hội đều tích cực thảo luận, tham luận, với tinh thần đầy trách nhiệm và nhanh chóng đi đến thống nhất, ban hành Nghị quyết Đại hội lần thứ IV. 100% đại biểu nhất trí với Điều lệ Tỉnh Hội soạn thảo và đồng ý lấy tên mới của Hội là Hội Làm vườn và trang trại tỉnh Lào Cai.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Ngô Thế Dân chúc mừng Đại hội và có một số ý kiến mang tính định hướng trong quá trình xây dựng và phát triển Hội: Tỉnh hội phải bám sát vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bám sát vào các nhiệm vụ và mục tiêu mà tỉnh Lào Cai đề ra; đồng thời, khẩn trương khẳng định sự đóng góp của Hội để sớm nhận được sự ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Chủ tịch Trung ương Hội còn chia sẻ một số kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại, kinh tế VAC ở các địa phương đã làm khá tốt như Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh...

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Tỉnh hội khóa IV, với 23 đồng chí; đồng chí Phạm Đình Quê tái đắc cử Chủ tịch Hội khóa IV, nhiệm kỳ 2016 -2021.

Toàn cảnh Đại hội

Để phát huy vai trò của Hội trong nhiệm kỳ tới, Hội Làm vườn và Trang trại Lào Cai đã đề  ra những giải pháp, phương hướng chủ yếu: Tiếp tục củng cố tổ chức Hội theo tinh thần Nghị định số  45/2010/NĐ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ và Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về công tác quản lý Hội. Đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại, thực hiện xoá đói, giảm nghèo và làm giàu; đóng góp tích cực vào Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” và thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh…

Đình Hợi -  Văn Nhất

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top