Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông vừa ban hành thông báo kết quả kiểm tra phản ánh của người dân liên quan đến hoạt động sản xuất tại Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trước đó, cơ quan này nhận được phản ánh của ông Nguyễn Tiến Dũng, trú tại thôn 3, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp về việc quá trình sản xuất của Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV gây ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của gia đình.
Để kiểm tra, xử lý nội dung trên, ngày 24/02/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra đối với Nhà máy Alumin Nhân Cơ thuộc Công ty nhôm Đắk Nông – TKV và lấy mẫu nước mặt dùng cho mục đích tưới cây trồng; mẫu không khí và mẫu nước giếng khoan tại khu vực rẫy nhà ông Nguyễn Tiến Dũng.
Theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông thì kết quả phân tích mẫu môi trường không khí xung quanh, mẫu môi trường nước mặt đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép. Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất tại vị trí giếng khoan gồm các chỉ tiêu như pH, tổng chất rắn hòa tan, độ cứng tổng số, Nitrat, Amoni, Clorua đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép; riêng chỉ tiêu Coliform tại mẫu nước giếng vượt 800 lần quy chuẩn cho phép.
Căn cứ kết quả khảo sát, kiểm tra và kết quả mẫu phân tích môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông kết luận:
- Tại thời điểm kiểm tra, bãi chứa tạm tro, xỉ của Công ty Nhôm Đắk Nông chưa có đập ngăn tro, xỉ tràn xuống hồ nước, chưa bố trí kênh thu gom nước mưa và hố lắng bùn đất cuốn theo nước mưa. Về nội dung này, doanh nghiệp đã nhiều lần tổ chức triển khai thi công để cải tạo, dọn mặt bằng để làm bãi để xe; tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi công, hộ gia đình ông Dũng thường xuyên ngăn cản không cho thi công dẫn đến đơn vị thi công không thể thi công hoàn thành công trình.
- Về hồ nước mà hộ gia đình ông Dũng phản ánh: Hồ nước nằm trong diện tích đất đã được UBND tỉnh Đắk Nông cho thuê đất, đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ban quản lý dự án Nhà máy Alumina Nhân Cơ – Vinacomin. Đây không phải hồ tự nhiên, hồ được hình thành sau khi xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Kết quả mẫu phân tích môi trường nước mặt cho thấy chất lượng nước mặt của hồ đạt quy chuẩn quốc gia cho phép, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tưới tiêu của hộ gia đình ông Dũng. Như vậy, với nội dung phản ánh của hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng về “tro, xỉ tại bãi chứa tạm bên trong nhà máy Alumin Nhân Cơ chảy tràn xuống hồ làm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu của gia đình” là không có cơ sở.
- Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí xung quanh tại 02 vị trí trong khu vực vườn rẫy nhà ông Nguyễn Tiến Dũng cho thấy, chất lượng môi trường không khí (trong đó có chỉ tiêu về bụi) đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép. Qua quan sát bằng mắt thường tại thời điểm kiểm tra thì không thấy bụi bay tại vị trí rẫy; cà phê sinh trưởng và phát triển bình thường. Như vậy, với nội dung phản ánh của hộ gia đình ông Dũng “Bụi tro, xỉ từ bãi chứa theo gió bám phủ lên cây trồng trên đất canh tác nông nghiệp gây ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của gia đình” cũng không có cơ sở.
- Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất tại vị trí giếng khoan hộ gia đình ông Dũng đang sử dụng cho thấy bị nhiễm khuẩn Coliforms. Việc mẫu nước bị nhiễm khuẩn Coliforms có thể do một hoặc các nguyên nhân sau: Nguồn nước dưới đất đã bị nhiễm khuẩn Coliforms; Nước đi qua các đường ống bơm nhiễm khuẩn Coliform vì đã sử dụng lâu năm; đường ống, thiết bị bơm có hiện trạng rỉ sét, cũ kỹ, rong rêu, chất bẩn đóng cặn; Giếng khoan xây dựng không đúng kỹ thuật, thiếu sân giếng bảo vệ, cổ giếng không được xây lên cao so với mặt đất. Tạo điều kiện cho các chất bẩn ở trên bờ mặt tràn vào giếng khi gặp mưa lớn; Chất thải trong quá trình chăn nuôi chưa qua xử lý đưa ra ngoài môi trường do vi khuẩn Coliform trong chất thải thấm vào lòng đất và vào mạch nước ngầm. Như vậy, việc nước giếng khoan hộ gia đình ông Dũng đang sử dụng bị nhiễm khuẩn Coliforms không xuất phát từ quá trình sản xuất, hoạt động của Nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Theo tìm hiểu của PV Kinh tế nông thôn, lượng tro, xỉ phát sinh từ quá trình vận hành của nhà máy nhiệt điện thuộc Nhà máy Alumin Nhân Cơ vào khoảng 270 tấn/ngày, được Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với 02 đơn vị: Công ty Cổ phần Công nghiệp Đắk Nông và Công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại Đức Thành.
Đối với Công ty Cổ phần Công nghiệp Đắk Nông, sau khi thu gom tro, xỉ từ Nhà máy Alumin (khoảng 200 tấn/ngày) được đưa về một bãi chứa thuộc xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp. Bãi chứa này rộng khoảng 1ha, nằm sát con suối bắt nguồn từ thôn 11, xã Nhân Cơ chảy về hồ của Nhà máy tuyển, và nằm cách mép suối khoảng chừng 15m.
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk R’lấp cho biết, người dân từng phản ánh bãi chứa tro, xỉ này chảy tràn xuống suối, gây ô nhiễm môi trường. Giữa tháng 8/2021, đơn vị này đã thành lập đoàn xuống kiểm tra thực tế. Qua kiểm tra, đoàn nhận thấy, khu vực bãi chứa xỉ cách mép suối đúng 15m, có một khối lượng xỉ than chảy theo nước mưa ra suối. Đoàn kiểm tra yêu cầu Công ty Cổ phần Công nghiệp Đắk Nông phải khắc phục ngay tình trạng xỉ than chảy tràn ra môi trường, nếu không sẽ tham mưu cho UBND huyện xử lý theo quy định.
Cuối tháng 12/2021, trao đổi qua điện thoại với PV Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Ngọc Lương, được cho là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghiệp Đắk Nông, cho biết, một năm nay, công ty thuê lại đất của người dân để làm bãi chứa tro, xỉ sau khi thu gom từ Nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Khi PV đặt câu hỏi, công ty đặt bãi chứa tro bay, xỉ đáy ở xã Nghĩa Thắng có văn bản đồng ý từ phía tỉnh hay huyện không? Ông Lương lập tức thay đổi thái độ, sử dụng nhiều câu từ thiếu chuẩn mực trao đổi với PV.
“Xỉ này không ảnh hưởng đến ông nào, việc chứa bãi xỉ ở đó không ảnh hưởng đến ai, nên làm gì có văn bản nào của tỉnh cho đặt bãi chứa xỉ ở đó. Anh chả có giấy tờ đ. gì cả, thích là anh đổ. Tôi là thằng làm môi trường, thấy đủ điều kiện là đổ. Đ.M anh là nhà báo có quyền đ. gì mà hỏi”, ông Lương cho biết.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.