Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2018 | 22:54

Vụ sa thải 7 nữ công nhân ở Hà Nam: Đỏ mắt chờ... giám đốc thẩm!

Sau hơn một năm chưa có thông tin gì từ tòa án, 7 nữ công nhân Công ty TNHH Naria Vina gửi đơn đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Tư pháp Quốc hội… cầu cứu mong sớm có được bản án công tâm.

Ngày 10/8/2017, TAND Tối cao có Thông báo số 720/TANDTC-TB yêu cầu các nữ công nhân Công ty TNHH Naria Vina bổ sung hồ sơ để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Nhưng hơn một năm qua, chưa có thông tin gì từ Tòa án nên 7 công nhân đã gửi đơn đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, UB Tư pháp Quốc hội… để cầu cứu mong có được bản án công tâm.

Thông báo của TAND Tối cao và Phiếu chuyển đơn của Tòa án cấp cao tại Hà Nội 

Theo tài liệu mà những nữ công nhân cung cấp: Căn cứ Phiếu chuyển đơn số 93/ PC-TACC ngày 5/7/2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội, ngày 10/8/2017, TAND Tối cao đã có Thông báo 720/TANDTC-TB yêu cầu các nữ công nhân bổ sung hồ sơ (Bản án, Quyết định số LĐPT ngày 18/4/2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội đã có hiệu lực pháp luật; Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân), các thủ tục để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
 
Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn đã có loạt bài phản ánh về việc Công ty TNHH Naria Vina (Hà Nam) sa thải 7 nữ công nhân trái pháp luật. Cả hai cấp tòa tuyên phạt công ty phải bồi thường cho 7 nữ công nhân.
 
Không đồng ý với bản án, bởi HĐXX chưa áp dụng đầy đủ Điều 42 Bộ luật Lao động, các công nhân tiếp tục gửi đơn kêu cứu lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng như các cơ quan chức năng xem xét lại bản án, trong đó có yêu cầu giám đốc thẩm.
 
Những nữ công nhân này cho rằng, ông Cho Jong Sik, Giám đốc Công ty TNHH Naria Vina, địa chỉ tại xóm 5, xã Thanh Sơn (Kim Bảng - Hà Nam), đã cố tình vi phạm pháp luật; sa thải cả một tập thể người lao động đều là phụ nữ đang nuôi con nhỏ, trái với quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam; tự làm ra các văn bản ngày 28/01/2014 nhằm che đậy những hành vi sai trái để đối phó với các cơ quan chức năng, làm sai lệch nghiêm trọng hồ sơ bản án…
 
Căn cứ các công nhân và luật sư gửi HĐXX phúc thẩm: Phòng hành chính nhân sự của công ty thời điểm đó không biết quyết định thu hồi và việc gửi văn bản qua đường bưu điện của công ty đến các công nhân bị sa thải trái pháp luật. Cán bộ phòng nhân sự đều khẳng định không hề chắp bút cho lãnh đạo công ty ra thông báo thu hồi quyết định sa thải ngày 28/01/2014.
 
Theo luật sư đồng hành cùng các nữ công nhân tại phiên tòa phúc thẩm, việc Công ty TNHH Naria Vina đưa ra văn bản cho rằng đã thu hồi quyết định sa thải trái pháp luật, song việc này chưa thực hiện hoặc chỉ làm đối phó với các cơ quan chức năng nhằm che đậy trách nhiệm của mình thì có thể xử lý hình sự, bởi lẽ việc làm này đã làm cho sai lệch vụ việc và các quyết định của HĐXX.
 
Trao đổi với phóng viên, nữ công nhân Đinh Thị Ngọc Ánh cho biết, từ khi nhận được văn bản của TAND Tối cao yêu cầu bổ sung các thủ tục để xem xét xét xử giám đốc thẩm, chúng tôi rất mừng, cứ nghĩ bản án sẽ sớm được đưa ra xem xét lại, nhưng hơn một năm qua, chúng tôi chưa nhận được thông tin gì thêm của Tòa án Tối cao. Chúng tôi chỉ mong HĐXX làm rõ có hay không việc Công ty TNHH Naria Vina gửi cho chúng tôi văn bản ngày 28/1/2014. Nếu công ty không gửi mà trước đó đã dối trá các cơ quan chức năng và HĐXX thì cần  xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
 
Điều 42 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm đứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
 
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

 3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

 4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

                                                                                                           
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top