Việc đưa “xã hội đen” đến đe dọa, đánh đập uy hiếp để đòi nợ là vi phạm pháp luật, cần được làm sáng tỏ, xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Vay vàng, quy nhà: Song nợ vẫn hoàn nợ
Theo đơn trình bày của bà Vũ Thị Toán, sinh năm 1963, ở Đội 12, thôn Hạ, xã Điền Xá (Nam Trực - Nam Định): Năm 2011, bà Toán vay của bà Cúc 4 cây rưỡi vàng, lãi suất 4,2 triệu đồng/tháng, trả lãi đều đặn hàng tháng. Tháng 11/2013, bà Cúc dẫn bà Tơ ở cùng xóm sang nhà Toán yêu cầu trả gấp số vàng cả gốc lẫn lãi. Ba ngày sau, bà Cúc lại dẫn bà Tơ sang ép bà Toán trả. Bà Cúc nói: “Đằng nào chị Tuyết cũng nợ chị 170 triệu thì chị chuyển sang cho em để em trả cho bà Tơ, bà Tơ mua nhà bà Tuyết”.
Ngay ngày hôm sau, bà Cúc gọi bà Toán lên Phúc Thành xem giá vàng để chuyển sang tiền trả nợ cho mình. Ngày thực hiện giao dịch chuyển nợ ở nhà bà Tuyết có bà Tơ, bà Tuyết, bà Cúc. Tại đây, bà Toán thanh toán chuyển từ vàng sang tiền, bàn giao cho bà Tuyết; đến 5 giờ chiều thì bà Tuyết sang nhà bà Toán thanh toán trừ tiền 4,5 cây vàng đi và xé tờ giấy vay 170 triệu đồng của bà Toán, sau đó ghi lại là bà Tuyết còn nợ 30 triệu đồng và ghi giấy chuyển 4,5 cây vàng từ bà Cúc mà bà Toán nợ sang cho bà Tuyết (có giấy chứng nhận của bà Tuyết). Bà Toán bảo bà Tuyết đưa giấy vay nợ mà bà viết cho bà Cúc vay 4,5 cây vàng đây thì bà Tuyết 3 lần thề: “Tôi xé giấy cho chị rồi, tôi bỏ thùng rác rồi”.
Thế nhưng, không hiểu tại sao, đến tháng 9/2014, bà Cúc cùng một người đàn bà lạ sang đưa giấy photo vay nợ sang đòi tiền (Điều đáng chú ý là giấy vay nợ bị sửa, chữa be bét không đúng ngày tháng năm, không đúng nội dung vay nợ), bắt bà Toán phải trả số vàng đã vay. Bà Toán nói: “Cô bắt tôi phải chuyển sang cho bà Tuyết để bà Tơ lấy nhà rồi sao bây giờ lại đòi tôi”. Bà Cúc bảo: “Tôi không lấy nhà của bà Tuyết nữa mà tôi cứ đòi vàng của bà vay tôi”.
Ngày 5/9/2014, bà Cúc dẫn 4 thanh niên săm trổ đầu trọc đến nhà, bắt bà Toán phải trả 4,5 cây vàng rồi đuổi tát, đá, chửi bới lăng mạ bà Toán, bà phải chạy sang nhà hàng xóm. Sau đó, còn quay lại uy hiếp đe dọa và cấm không cho bà Toán về nhà. Sau đó cứ 3 ngày lại đến 1 lần đe dọa chửi bới và dọa đâm chết bà Toán. Những hành vi trên được nhiều hàng xóm chứng kiến.
Cán bộ thờ ơ?
Trước tình trạng cấp bách, gia đình bà Toán bị 3 người đàn bà là bà Tuyết, bà Cúc, bà Tơ cấu kết và thuê xã hội đen đe dọa, đánh đập suốt 2 năm trời như thế nhưng bà Toán không được chính quyền, công an xã, công an huyện giúp đỡ. Toàn bộ công việc kinh doanh buôn bán của bà Toán ở chợ bị trì hoãn bởi bà không dám đi ra ngoài vì xã hội đen do bà Cúc thuê rất manh động liều lĩnh sẵn sàng đe dọa tính mạng.
Để lấy lại danh dự, uy tín, sức khỏe của bản thân và gia đình, bà Toán đã làm đơn tố cáo và kêu cứu nhiều lần gửi tới các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vụ việc chưa được giải quyết thấu tình, đạt lý.
Để rộng đường dư luận, phóng viên có buổi làm việc ông Trần Xuân Bút, Bí thư Đảng uỷ xã, ông Vũ Thanh Mai, Trưởng Công an xã. Ông Bút cho biết, vì mới được điều chuyển về nên cũng chỉ nghe qua sự việc và đang cho cán bộ nắm bắt thêm.
Còn ông Mai xác nhận có việc vay mượn giữa bà Toán, bà Cúc và bà Tuyết. Việc thuê người “xã hội đen - PV” đến nhà bà Toán là có nhưng họ chỉ đến nhà chứ không đập phá gì. Mỗi khi có thông tin từ bà Toán, chúng tôi đều cử người xuống và có lập biên bản yêu cầu những người này dời khỏi địa phương… Khi phóng viên đề nghị được tiếp cận các biên bản thì ông Mai cho rằng đã nộp hết về Công an huyện.
Để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, tránh đơn thư khiếu kiện kéo dài, đề nghị các cơ quan chức năng huyện Nam Trực sớm vào cuộc điều tra làm rõ sự việc.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc về sự việc trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.