Vụ tranh chấp bất động sản ở Đà Lạt: Mong bản án công tâm!
Vụ việc phức tạp, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra từ năm 2017; 2 năm qua, thêm nhiều nạn nhân tố cáo nhưng sự việc vẫn “án binh bất động”, trong khi tài sản đang tranh chấp lại tiếp tục thành miếng mồi để “dụ”.
Tài sản sản đang tranh chấp vẫn đem bán
Ngày 20/11/2019, TAND TP Đà Lạt sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bất động sản giữa bên nguyên đơn là vợ chồng bà Quỳnh Chi (trú tại phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) với bị đơn là một doanh nghiệp - Công ty TNHH Tiền Tài (trụ sở tại số 115 Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), do bà Bùi Thị Mừng (tên thường gọi là Bùi Phương Trinh) là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Vụ kiện bắt đầu từ tháng 10/2017, khi TAND TP Đà Lạt thụ lý vụ kiện dân sự sơ thẩm số 154/2017/TLST-DS về tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, là căn biệt thự trên thửa đất 458m2 tọa lạc đường Pasteur, phường 4, TP Đà Lạt.
Trong quá trình tòa đang thụ lý vụ việc, căn biệt thự trị giá gần 2 triệu USD nói trên được Công ty Tiền Tài bán cho bà Nguyễn Thị Thanh An, đồng thời lấy số tiền thu được để giải chấp chính căn biệt thự triệu đô đang được thế chấp tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Chi nhánh Lâm Đồng.
Đến ngày 26/7/2018, TAND TP Đà Lạt ra tiếp thông báo về việc thụ lý yêu cầu khởi kiện bổ sung của bên nguyên đơn (vợ chồng bà Chi) với yêu cầu cụ thể là tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng căn biệt thự trên thửa đất 458m2 nói trên (đường Pasteur, phường 4, TP Đà Lạt) giữa Công ty TNHH Tiền Tài với bà Nguyễn Thị Thanh An. Lý do là hợp đồng chuyển nhượng nói trên diễn ra trong thời điểm tài sản đang tranh chấp, đã kiện ra tòa và đang được TAND Đà Lạt thụ lý giải quyết.
Chỉ 1 ngày sau khi ra thông báo kể trên, ngày 27/7/2018, TAND Đà Lạt ra văn bản gửi Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Đà Lạt, thông báo việc tài sản nói trên đang được tòa thụ lý, xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Nếu như TAND Đà Lạt không kịp thời thông báo, rất có thể căn biệt thự 2 triệu USD lại tiếp tục trở thành tài sản tranh chấp trong những vụ việc tương tự trong tương lai gần.
Sự vụ nói trên chỉ là 1 trong một chuỗi hành vi của một pháp nhân là Công ty TNHH Tiền Tài, thực chất chỉ do cá nhân bà Bùi Thị Mừng điều hành toàn bộ. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, các cơ quan chức năng và báo chí nhận được hàng loạt đơn tố cáo bà Bùi Thị Mừng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến vài trăm tỷ đồng của nhiều người.
Tội đã rõ?
Trong đơn tố cáo, các nạn nhân cho hay, bước đi đầu tiên với các nạn nhân, bà Mừng tạo dựng niềm tin và tình cảm với đối tượng trong tầm ngắm bằng cách khoe các mối quan hệ khủng và các tài sản là bất động sản giá trị lớn.
Bước hai, bà Mừng kêu gọi các cá nhân đầu tư góp vốn cùng để mua các khu đất “vàng” tại Đà Lạt, sau đó sẽ phân chia lợi tỉ lệ theo vốn góp, Công ty Tiền Tài sẽ đại diện để lo hết thủ tục thu mua và triển khai dự án, bán bất động sản thu lời.
Bước thứ ba, bà Mừng khai khống giá trị giao dịch các khu đất, chi phí phải bỏ ra để thực hiện đầu tư và nại ra những khó khăn dẫn đến việc không thực hiện đúng thỏa thuận, gây sức ép buộc nhà đầu tư phải góp thêm tiền để triển khai dự án.
Bước cuối cùng là bà Mừng trốn tránh, không gặp, không làm việc, không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận đầu tư ban đầu, đồng thời mang các thửa đất là tài sản của nhà đầu tư theo thỏa thuận ban đầu đi cầm cố, nhận đặt cọc vay tiền của các cá nhân khác.
Đáng nói, bà Mừng thường xuyên sử dụng ảnh chụp với lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước trong các dịp trao giải, danh hiệu, cúp, bằng khen cho doanh nhân. Bằng những tập ảnh chụp chung, được in phóng cỡ lớn, phát đến tay các “con mồi” trong tầm ngắm, bà Mừng khiến nhiều người tin tưởng là có quan hệ rộng, làm ăn lớn.
Được biết, đã có nhiều nạn nhân, gồm cả vợ chồng bà Quỳnh Chi, ông Đoàn Văn Ninh và bà Nguyễn Thị Khanh đều đang có đơn khởi kiện tranh chấp tại Tòa án, đơn tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Lâm Đồng tố cáo Công ty Tiền Tài và bà Bùi Thị Mừng.
Đơn cử, ông Đoàn Văn Ninh là doanh nhân từ TP.HCM cũng có đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, tố cáo Bùi Thị Mừng đã lừa bán cho ông Ninh một thửa đất (tại đường Trần Quốc Toản, phường 10, TP Đà Lạt) đang trong diện tranh chấp để lấy số tiền 24,7 tỷ đồng. Sau khi phát hiện đất đang tranh chấp, giao dịch chuyển nhượng đất bất thành nhưng bà Mừng không chịu hoàn trả khoản tiền 24,7 tỷ đồng nói trên.
Chưa hết, một nhà đầu tư khác là bà Nguyễn Thị Khanh đã có đơn tố cáo bà Bùi Thị Mừng ra cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Lâm Đồng để tố giác hành vi chiếm giữ trái phép giấy tờ nhà đất của bà Khanh.
Điều bất ngờ là ngày 09/05/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 18/CSĐT(PC45) về việc không khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm pháp luật của bà Bùi Thị Mừng theo đơn tố cáo của các nạn nhân.
Lý do để cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Lâm Đồng đưa ra là sau khi tiếp nhận đơn tố cáo và hồ sơ liên quan do người tố cáo cung cấp thì Cơ quan sảnh sát điều tra đã nhiều lần triệu tập bà Bùi Thị Mừng để làm việc nhưng bà Bùi Thị Mừng không chịu hợp tác để làm việc.
Các khổ chủ vì nhẹ dạ, đã giao tiền bạc tài sản với số lượng lớn cho bà Mừng, đang
mòn mỏi chờ đợi các cơ quan bảo vệ pháp luật của TP Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng vào cuộc, chặn đứng hành vi lừa đảo có nguy cơ lan rộng, gây tác động tiêu cực trong dư luận nhân dân.
Liên quan đến vụ việc, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, cho rằng: Theo như đơn thư tố giác, Công ty TNHH Tiền Tài do bà Bùi Thị Mừng làm Giám đốc dùng một mảnh “đất vàng” làm “mồi” dụ nhiều người dính vào để sau đó dùng “ma thuật” mua bán lòng vòng, cầm cố tài sản… thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng đã lộ rõ bản chất lưu manh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, cần phải được khởi tố hình sự, chứ không thể dừng ở các phiên tòa xử tranh chấp dân sự?
Đồng thời, nhiều nạn nhân của bà Mừng lo ngại cá nhân này có mối quan hệ quan hệ với nhiều quan chức cấp cao nhằm tạo áp lực lên chính cơ quan thực thi pháp luật là không thể chấp nhận được.
"Thực tế thời gian qua cũng có những vụ án đình đám như Vũ Nhôm, Út Trọc lợi dụng vào mối quan hệ nhằm thao túng cho mục đích riêng, lợi ích nhóm đã phải trả gia rất đắt khi pháp luật được thực thi nghiêm minh. Do đó, “mối quan hệ” chỉ có ích khi dùng vào công việc tốt, có ý nghĩa. Ngược lại, sẽ phản tác dụng cho cả hai bên khi sử dụng vào những mục tiêu, mưu đồ đen tối vi phạm pháp luật", đại biểu Nhưỡng nhấn mạnh.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.