Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, mang tính đột phá, cạnh tranh toàn cầu. 20 năm tới chúng ta sẽ hoàn toàn khác biệt, các quốc gia sẽ thành công trong việc làm chủ cuộc cách mạng này.
Trong bài phát biểu mở đầu phiên khai mạc toàn thể tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 tại Hà Nội, Chủ tịch WEF - Klaus Schwab nhấn mạnh: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, mang tính đột phá, cạnh tranh toàn cầu. 20 năm tới chúng ta sẽ hoàn toàn khác biệt, các quốc gia sẽ thành công trong việc làm chủ cuộc cách mạng này.
Chủ tịch WEF khẳng định đây là hội nghị thượng đỉnh cao cấp nhất được tổ chức, cho thấy tiềm năng khu vực ASEAN có sức mạnh chính trị mạnh mẽ nhất trong thế giới đang phân mảnh hiện nay. CMCN 4.0 sẽ xoá bỏ một số công việc nhưng tạo cơ hội cho công việc mới. Thế giới đang vào cuộc đua làm chủ cách mạng công nghiệp 4.0. Sự cạnh tranh này càng tăng cùng sự phát triển của cách mạng 4.0".
Theo Chủ tịch WEF, 2 thách thức thế giới đang đối diện: Một là, thế giới đang dịch chuyển từ hệ thống đơn cực sang đa cực, từ thế giới đơn phương sang đa phương. Dù nhiều quan điểm khác biệt song với mối quan tâm chung, Chủ tịch WEF tin tưởng sự đồng thuận cao trong nội khối ASEAN sẽ giúp khu vực vượt qua được thách thức này. Hai là, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ thay đổi kinh doanh, nền kinh tế, năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Để thành công trong cuộc cách mạng này, đòi hỏi các chính phủ ASEAN tạo ra các điều kiện phù hợp cho các công ty khởi nghiệp. Cuộc cách mạng này sẽ xoá bỏ một số công việc nhưng cũng tạo ra cơ hội để các chính phủ làm việc với nhau, tạo mối tương tác nhiều hơn giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Các quốc gia ASEAN với dân số trẻ tuổi, tinh thần kinh doanh cao sẽ là những người đi đầu, chứ không phải đi sau trong cuộc cách mạng này, Chủ tịch WEF bày tỏ tin tưởng.
ASEAN trên một con thuyền
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thái Lan Prajin Jantong cho rằng, cách mạng 4.0 là bước ngoặt lớn trong cách sinh sống, làm việc và kinh doanh của người Thái Lan. Công nghệ số là phần không thể thiếu trong xã hội ở mọi cấp độ. Nó mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính sách 4.0 ở cấp quốc gia. Đây là mô hình kinh tế hướng tới phát triển dựa trên giá trị và được dẫn dắt bởi sáng tạo và đổi mới nhiều hơn. Những chính sách sẽ được triển khai trong chiến lược 4.0 của Thái Lan gồm các biện pháp về phát triển nguồn nhân lực, phát triển các cụm công nghệ và ngành công nghiệp mục tiêu, phát triển doanh nghiệp và mạng lưới doanh nghiệp sáng tạo đổi mới... Thông qua đó tăng cường khả năng cho tất cả mọi người dân tham gia vào tiến trình phát triển nhờ vào cách mạng 4.0 này. Mọi người dân đều được hưởng lợi từ sự tiến triển kinh tế nhờ công nghiệp 4.0.
Theo bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước Cộng hòa Myanmar: “Myanmar là một trong những quốc gia đã buộc phải đi tắt vào cuộc cách mạng 4.0. Đi sau, chúng tôi cần có bước nhảy vọt. Ví dụ, 5 năm trước, giá điện thoại di động ở nước tôi khoảng 1.500 USD, nay giảm còn khoảng 1,5 USD. Truy cập băng thông rộng nhảy vọt từ 1% lên 105% chỉ trong 5 năm. Bước đại nhảy vọt này dẫn đến bước đại nhảy vọt khác.
Chúng tôi đã có thể phát triển theo những phương hướng khác biệt, trái với kì vọng. Myanmar phát triển với truyền thống tiền cất ở nhà, không có dịch vụ ngân hàng phát triển. Nhưng giờ đã khác, dịch vụ ngân hàng được khuyến khích. Với điện thoại di động tới 30% đang sử dụng điện thoại thông minh. Nó giúp không chỉ ngân hàng mà thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, cả thương mại xã hội cũng phát triển.
Chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi không còn là người đi sau trong CMCN 4.0 nữa. Chúng tôi không tin tưởng vào chủ nghĩa bảo hộ mà mở cửa thị trường rộng hơn để tự do cạnh tranh”.
Ông Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cho hay, cuộc cách mạng 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và có những sáng tạo đổi mới mang lại nhiều cơ sở cho các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội.
Cách mạng 4.0 là bước ngoặt lớn trong cách sinh sống, làm việc và kinh doanh của mọi quốc gia. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất và tích hợp hệ thống tự động hóa công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cụm công nghiệp Nguyên Khê (Đông Anh - Hà Nội). (Nguồn: TTXVN).
Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho hay, với ASEAN, trong thập kỷ tới, cuộc cách mạng này mang lại những cơ hội chưa từng có để phát triển về khoa học công nghệ. Điều này mang lại điều kiện cho các quốc gia, cả khu vực nhà nước và tư nhân có cơ hội sử dụng tiến bộ đó trong kỷ nguyên mới để tăng năng suất lao động, tăng cạnh tranh, tăng hòa nhập vào chuỗi giá trị kinh tế quốc tế và khu vực. Nhưng ngoài những lợi thế thì chúng ta cũng cần nghĩ tới những khó khăn, mâu thuẫn và xung đột.
“Trong cuộc cách mạng 4.0 này, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều ngồi chung trên một con thuyền. Cả ASEAN đang ngồi chung trên một con thuyền. Cần có những cơ chế phù hợp để cho các doanh nghiệp có khả năng tự thích ứng trong điều kiện cạnh tranh mới, để khu vực ASEAN cùng phát triển”, Thủ tướng Lào nhấn mạnh.
Thách thức không nhỏ
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khi nghĩ đến ASEAN, nhiều người từng nghĩ đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và giàu tiềm năng, là một công xưởng sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, trong làn sóng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ASEAN ngày nay còn được biết đến như là một trong những nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới, sáng tạo trên thế giới. Chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Nhấn mạnh về những cơ hội từ 4.0, Thủ tướng cho rằng, đó là tạo sự đột phá về năng suất trên 5 ngành công nghiệp lớn là điện tử, hóa chất và dầu khí, hàng tiêu dùng, thực phẩm và dược phẩm. Đó là thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trên cơ sở ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra kết nối và chia sẻ các giá trị và sự sáng tạo mới. Đó còn là phát huy các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn là xương sống của các nền kinh tế ASEAN và là nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới. Cách mạng 4.0 mở ra cơ hội kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa với các thị trường xuyên quốc gia và toàn cầu.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu những thách thức mà ASEAN phải đối mặt cũng rất lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và dẫn ra thông tin từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 56% số việc làm của 5 nước ASEAN có khả năng chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot và do đó, có nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên công xưởng châu Á truyền thống của các nước.
Hợp tác để cùng phát triển
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam xác định được 3 vấn đề đối với đất nước: Một là, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; hai là, tăng cường cải cách thể chế kinh tế trong nước, liên tục hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo không gian môi trường thuận lợi, coi doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế; ba là, Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài để tập trung cho kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
“Từ Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos năm 2017 tới nay, khi bàn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ đánh giá tiến trình này rất chậm ở Việt Nam và cá nhân tôi thấy sốt ruột. Do vậy, trách nhiệm của Chính phủ và doanh nghiệp như thế nào đối với xây dựng thể chế, kết nối hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực để đóng góp cho xây dựng, đẩy nhanh phát triển nền kinh tế số?”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề với lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu.
Ông Mantosh Malhotra, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tập đoàn Qualcomm cho biết, doanh nghiệp này đã dành hơn 14 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển và các doanh nghiệp Việt Nam có thể hướng tới tham gia hệ sinh thái số toàn cầu mà Qualcomm đã xây dựng. “Chúng tôi đã làm việc với Viettel, Vingroup và nhìn thấy nhiều điều thú vị để hợp tác”, ông Malhotra bày tỏ.
Những tập đoàn như Amazon và Grab bày tỏ sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm đã giúp các doanh nghiệp này thành công với Việt Nam để đưa Việt Nam phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ cho phát triển kinh tế nhanh hơn và bền vững. Các doanh nghiệp này cũng mong muốn Chính phủ sẽ có nhiều đối thoại hơn với các doanh nghiệp.
Phó thủ tướng cũng bày tỏ: “Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về cuộc cách mạng công nghệ hiện nay mang lại cơ hội nhiều hơn là thách thức, nhất là với các nước đi sau như Việt Nam trên nền tảng công nghệ số. Đây là cách mạng về phát hiện nhu cầu hơn là cuộc cách mạng về công nghệ”.
Do vậy, Chính phủ Việt Nam mong hợp tác với đối tác, các quốc gia, ngoài góp ý về môi trường đầu tư nói chung thì cũng chia sẻ việc sớm hoàn thiện hệ sinh thái cho nền kinh tế số về nhân lực và thể chế.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh VN – VBS 2018 diễn ra chiều 13/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn các tập đoàn quốc tế tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, đặt niềm tin nhiều hơn vào doanh nghiệp Việt.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam đặt mục tiêu nâng cấp và dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Chúng tôi xác định doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cấp mình, theo đuổi các giá trị và tầm nhìn dài hạn. Chính phủ Việt Nam cam kết đóng vai trò kiến tạo, phát triển, đồng hành cùng các bạn”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.