Theo ông Ghebreyesus, WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp về dịch bệnh do nCoV nhưng không khuyến cáo hạn chế đi lại và thương mại tới Trung Quốc.
Liên quan tới tình hình dịch bệnh do virus corona, Tổ chức Y tế Thế giới WHO kêu gọi các nước không nên đình chỉ du lịch và thương mại quốc tế hay thậm chí là đóng cửa biên giới với những người nước ngoài đến từ Trung Quốc.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp ngày 3/2 tai Geneva, Thụy Sỹ. Ảnh: AP |
Phát biểu tại phiên khai mạc cuộc họp của ban điều hành WHO ngày 3/2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus giải thích rằng, WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp về dịch bệnh do nCoV nhưng không khuyến cáo hạn chế đi lại và thương mại tới Trung Quốc.
“Không có lý do gì phải áp dụng những biện pháp không cần thiết mà có thể gây ảnh hưởng đến đi lại và thương mại quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước thực hiện quyết định phù hợp dựa trên những cơ sở có bằng chứng. WHO sẵn sàng cung cấp bằng chứng cho tất cả các nước đang cân nhắc các biện pháp”, ông Ghebreyesus nói.
Theo Tổng Giám đốc WHO, một số lượng nhỏ các trường hợp nhiễm virus corona bên ngoài Trung Quốc có thể kiểm soát được mà không cần phải áp dụng các biện pháp “cực đoan”.
Ông nhấn mạnh một lần nữa rằng việc WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về dịch bệnh do chủng mới của virus corona gây ra là do lo ngại những nước có hệ thống y tế yếu kém hơn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với dịch bệnh. Ông cho biết thêm, một nhóm chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu có thể tới Trung Quốc trong tuần tới để hỗ trợ điều tra dịch bệnh hiện nay.
Theo Reuters, nhóm này có thể bao gồm cả các chuyên gia y khoa của Mỹ, những người sẽ hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia Trung Quốc theo thỏa thuận với Trung Quốc và WHO.
Theo Arirang/VOV
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…