Giá rau quả tại Australia đắt hơn 108% so với mức giá trung bình của thế giới, trong khi đó giá thịt đắt hơn 41% và giá các loại thực phẩm khác đắt hơn 73%.
Australia là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển do áp dụng công nghệ cao và có đa dạng vùng khí hậu. Tuy vậy đây lại là quốc gia có giá rau quả đắt thứ ba trên thế giới.
Số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, trong nhóm G20 gồm các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, Australia là quốc gia có giá rau quả đắt thứ ba đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo đó, giá rau quả tại đây đắt hơn 108% so với mức giá trung bình của thế giới trong khi đó giá thịt đắt hơn 41% và giá các loại thực phẩm khác đắt hơn 73%.
Australia là quốc gia có giá rau củ quả đắt thứ ba trên thế giới - Ảnh: Việt Nga
Việc thực phẩm, rau quả được bán với giá đắt đỏ không phải là phát hiện mới, nhưng điều này đã được người dân Australia phàn nàn trong thời gian qua. Chính vì vậy, vào tháng 1/2024, Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Australia đã mở cuộc điều tra về gia cả hàng hóa và sự cạnh tranh tại các siêu thị của nước này. Trong lúc chờ đợi kết quả cuộc điều tra, chính phủ Australia chi 1,1 triệu AUD cho Nhóm bảo vệ người tiêu dùng (CHOICE), để nhóm này cung cấp thông tin về các mặt hàng rau củ quả thực phẩm tại các siêu thị khác nhau để người dân có thể lựa chọn.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…