Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 10 năm 2019 | 14:28

Xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho rằng, Chương trình MTQG xây dựng NTM đối với ngành Công Thương chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc.

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới ngành Công Thương được tổ chức tại Thanh Hoá ngày 2/10.  
2.jpgHội nghị Tổng kết 10 năm xây dựng NTM ngành Công Thương

Thành tích 10 năm 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho hay, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 của đất nước. Mục tiêu chủ đạo là xây dựng nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở khu vực còn nhiều khó khăn.  

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cũng nhấn mạnh, trải qua gần 10 năm (2010-2019) xây dựng NTM mặc dù gặp không ít thách thức nhưng với quyết tâm của cả ngành và chung tay đồng thuận từ phía người dân, chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng.

Cụ thể, hệ thống lưới điện khu vực nông thôn cả nước hoàn thiện nhờ được đầu tư, nâng cấp từ nhiều nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu điện sản xuất và sinh hoạt của người dân. Số liệu từ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng cho thấy, tổng số vốn cả nước đã đầu tư cho phát triển lưới điện nông thôn tính đến nay là 48.291 tỷ đồng. Việc chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn đã bước đầu mang lại hiệu quả. Người dân trước đây phải sử dụng điện giá cao, chất lượng điện không ổn định thì nay đã được mua điện với giá thống nhất theo quy định của Chính phủ. Tương tự với tiêu chí số 7, hệ thống chợ được đầu tư đúng quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế đã phát huy hiệu quả,tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa.

Đáng lưu ý, thông qua phong trào thi đua “Ngành Công Thương chung sức xây dựng NTM”, các đơn vị thuộc Bộ và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công Thương nhiệt tình hưởng ứng. Tiêu biểu, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã liên kết với hội nông dân các địa phương mở đại lý bán phân bón cho nông dân với hình thức trả chậm không tính lãi; Công đoàn Tổng Công ty CP Thiết bị điện Việt Nam có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân mua máy móc phục vụ nông nghiệp nông thôn với giá ưu đãi và trả tiền sau; Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn thành dự án cấp điện đến hộ đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc và đưa điện lưới quốc gia ra các huyện đảo…  

4.jpg

Với những kết quả trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định: Ngành Công Thương có đóng góp quan trọng trong thành quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Bộ Công Thương cũng đã tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT tham mưu trình Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách chung và chính sách riêng trong lĩnh vực điện và thương mại nông thôn phù hợp với thực tế, giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Đặc biệt, nỗ lực đưa điện tới vùng sâu, vùng xa, huyện đảo, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh quốc phòng; các hình thức thương mại hiện đại đã phát triển ở khu vực nông thôn là điểm nhấn của ngành, đây cũng là tiêu chí vượt xa nhất so với mục tiêu Chính phủ giao. 

Mặc dù đạt những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên Bộ Công Thương vẫn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Nói về điều này, ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo bày tỏ: Khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo dân cư sống không tập trung nên hiệu qủa đầu tư lưới điện gần như âm, huy động vốn cho đầu tư khu vực này rất khó khăn. Việc di dân nhất là tại khu vực Tây Nguyên khiến sinh sôi các hộ dân ở vùng chưa có kế hoạch cung cấp điện, nên thường xuyên phải bổ sung quy hoạch.

“Tuy rằng hiện 98% số hộ trên cả nước đã được sử dụng lưới quốc gia nhưng số hộ còn lại phân bố ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo không thể kéo điện, hoặc có thể kéo nhưng rất tốn kinh phí. Đây là thách thức với ngành điện trong thực hiện mục tiêu đến năm 2020, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia”, ông Bùi Quốc Hùng nói

Tương tự với cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đa số các chợ nông thôn đã được xây dựng từ lâu, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu các hạng mục thiết yếu, hoạt động không hiệu quả, không thu hút được đầu tư, xã hội hóa. Trong khi nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển lại rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu. Nhận thức thức của một bộ phận người dân, tiểu thương kinh doanh, cán bộ sợ mất quyền lợi, không muốn thay đổi nên ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi mô hình quản lý, tư tưởng còn trông chờ, ỷ lại.

159d3123628t6640l8-2.jpgÔng Nguyễn Đức Quyền,  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Nâng cao chất lượng các tiêu chí

Với những trở ngại đã được chỉ rõ tại hội nghị, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho rằng, Chương trình MTQG xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Hơn nữa, để hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2020, phấn đấu có 95% số xã đạt tiêu chí  số 4; 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7, các đơn vị thuộc Bộ cần nỗ lực xây dựng và thực hiện các giải pháp phù hợp.  

Theo đó, Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp tục phát động và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Ngành Công Thương chung sức xây dựng NTM”; đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đầy đủ bản chất nhân văn của xây dựng NTM. Các cơ quan báo đài của Bộ như: Báo Công Thương, Truyền hình Công Thương, Văn phòng Bộ Công Thương…đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về chính sách, chủ trương của nhà nước trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, điện.

Cục Công Thương địa phương phối hợp Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Thị trường trong nước chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện tiêu chí số 4 và số 7 giai đoạn sau năm 2020 theo hướng xác định rõ mục tiêu gắn với tình hình hình thực tế. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện các tiêu chí số 4 và số 7 để nắm bắt thông tin, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời hướng dẫn, hoặc nghiên cứu điều chỉnh bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương.

Các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện tốt các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa… nhằm hỗ trợ thiết thực, hiệu quả giúp doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa thông suất, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn góp phần hỗ trợ thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân khu vực nông thôn.

71970388_904249366611974_4489221923699425280_n.jpgÔng Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại hội nghị

Đồng tình với quan điểm Chương trình NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Bộ Công Thương quan tâm rà soát thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chí số 4 và 7; nâng cao chất lượng các tiêu chí, chủ động xây dựng vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 và xây dựng định hướng thực hiện các tiêu chí trong giai đoạn tới …

“Bộ NN&PTNT cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng khung cơ chế chính sách cho Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Do vậy, sau hội nghị tổng kết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ khác cùng thống nhất các mục tiêu, tiêu chí cho phù hợp với giai đoạn tiếp theo”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ.

Đối với tỉnh Thanh Hóa, trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, ngành Công thương phụ trách hướng dẫn triển khai, thực hiện 2/19 tiêu chí. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng việc thực hiện các tiêu chí ngành Công Tthương của tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, như: Hệ thống điện lưới nông thôn trên địa bàn tỉnh liên tục được đầu nâng cấp, cải tạo; hạ tầng thương mại nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực; trong số 573 xã xây dựng NTM trên đại bàn tỉnh, có 376 xã đạt tiêu chí về hạ tầng thương mại nông thôn. Không chỉ hoàn thành tốt thực hiện tiêu chí số 4 và số 7, ngành Công Tthương Thanh Hóa còn có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nông thôn, là nền tảng để thực hiện thành công các tiêu chí khác.

6.jpg
Các đơn vị được tuyên dương

 
Trong khuôn khổ hội nghị, 105 tập thể và 133 cá nhân được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương do có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của ngành Công Thương giai đoạn 2010- 2020; 26 đơn vị được trao cờ thi đua do dẫn đầu phong trào thi đua “Ngành Công Thương xây dựng NTM” giai đoạn 2016-2020.

 

 

Thủy - Trang - Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top