Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 6 năm 2017 | 11:4

Xây dựng nông thôn mới ở Nậm Pồ gắn với giảm nghèo bền vững

Nậm Pồ là huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, có 14/15 xã đặc biệt khó khăn với 8/15 xã biên giới, dân số trên 50.000 người, trong đó trên 95% là đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện Nậm Pồ tích cực xây dựng nông thôn mới (XDNTM), giảm nghèo bền vững, bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ.

Ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ (người ngồi đầu bên phải) trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn.

Ong Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ, cho biết, năm 2016, với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, Chương trình MTQG về giảm nghèo và XDNTM đã được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trong năm qua, từ nguồn vốn chương trình 30a, 135, XDNTM, vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp…, Nậm Pồ đã thực hiện tiếp chi và đầu tư mới 71 công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học, nhà công vụ, nhà văn hóa…; các công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của người dân, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Để phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, huyện đã hỗ trợ diện tích khai hoang, phục hóa được 87,4ha; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 2.486 lượt hộ, trong đó hỗ trợ 231 con bò giống, 18 con trâu, 1.580 con dê; hỗ trợ 1 mô hình trồng sa nhân với diện tích 5ha cho 31 hộ, 3 mô hình nuôi vịt cho 99 hộ; hỗ trợ 472 máy nông nghiệp, trong đó có 145 máy cày, 98 máy tuốt lúa và 129 máy thái rau… Thực hiện 1 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (mô hình hỗ trợ bò sinh sản với 27 con bò cái sinh sản cho 5 nhóm).

Đồng thời, huyện cũng đã tổ chức 24 lớp tập huấn cho 1.288 lượt cán bộ cơ sở; tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho 520 lao động nông thôn.

Đến hết năm 2016, các xã trên địa bàn huyện đã được phê duyệt đề án XDNTM. Hiện, có 4/15 xã đạt từ 5 tiêu chí trở lên (Si Pa Phìn, Chà Nưa, Chà Cang và Nậm Khăn)

Nhờ thực hiện Chương trình XDNTM, số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã tăng mạnh. Nếu như năm 2013 có 12/15 xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, 62/127 bản được sử dụng điện lưới quốc gia an toàn, đạt 48,8% thì đến hết năm 2016, có 14/15 xã có điện lưới quốc gia. Số bản được sử dụng điện lưới quốc gia cũng tăng lên 91/131 bản. Số hộ dân được sử dụng điện đạt 66,3%. Toàn huyện có 68/672km đường giao thông (đường huyện, liên xã và nội bản) được cứng hóa.

Số trường học đạt chuẩn quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng, từ 4/37 trường (năm 2013, chiếm 10,8%) lên 17/41 trường, đạt 41,5%; 9/15 xã có trạm y tế, trong đó có 3 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (Chà Nưa, Pa Tần và Nậm Khăn); 15/15 xã có điểm bưu điện và 7/15 xã, 23/131 bản có nhà văn hóa,...

“Sau 4 năm triển khai XDNTM, nhận thức của người dân đã có chuyển biến rõ rệt, tập quán, tư duy của người dân trong các lĩnh vực liên quan đến cộng đồng đã được nâng cao. Bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực theo hướng văn minh, xanh- sạch - đẹp, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp”, ông Thái nhấn mạnh.

Nói về mục tiêu trong thời gian tới, ông Thái cho biết, Nậm Pồ phấn đấu đến năm 2020 có 9/15 xã đạt nhóm hoàn thành từ 15-18 tiêu chí NTM; 4 xã hoàn thành từ 10-14 tiêu chí và 2 xã đạt 5-9 tiêu chí.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Nậm Pồ tập trung hoàn thiện và thực hiện quy hoạch; tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ thi công các công trình xây dựng, đảm bảo đầu tư có hiệu quả.

Riêng tăm 2017, huyện Nậm Pồ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo ít nhất 4%, hạn chế thấp nhất số hộ tái nghèo, trong đó có 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo dưới 55%; 6 xã đạt trên 5 tiêu chí về XDNTM.

Đỗ Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top