Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các cơ quan chức năng ở địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử phạt, đăng thông tin các sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm.
Nhưng, dư luận cho rằng, việc xử lý của các cơ quan chức năng đối với các vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Kiểm tra, xử phạt thường xuyên
Trên trang thông tin của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, mục thanh, kiểm tra thường xuyên đăng tải công khai danh sách các cơ sở vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Sản phẩm thực phẩm chức năng bị thu hồi vì không đảm bảo an toàn. Quyết định xử phạt các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Mới đây nhất Cục An toàn thực phẩm đã công khai 4 đơn vị vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gồm Công ty TNHH sản xuất và thương mại Dược phẩm Tân Bình, có địa chỉ tại số 349 phố Kim Mã, Ba Đình (Hà Nội) vi phạm về điều kiện ATTP; Công ty TNHH Phi Long, có địa chỉ tại số 69 phố Võng Thị, phương Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội) vi phạm về quảng cáo sản phẩm; Công ty TNHH Matxi Corp có địa chỉ tại số 22 đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 – TP. HCM vi phạm về công bố sản phẩm và Công ty TNHH Dược phẩm Smard, có địa chỉ tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội) vi phạm về chất lượng sản phẩm. Với số tiền phạt lên đến gần 200 triệu đồng.
Còn về thu hồi các sản phẩm chức năng không đảm bảo an toàn, xử phạt các đơn vị quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm cho người sử dụng có tác dụng như thuốc chữa bệnh thì không tháng nào không có.
Trong một lần trả lời báo chí, Ông Nguyễn Thanh Phong Cục trưởng Cục ATTP – Bộ Y tế đã từng nói: "Qua thanh tra, kiểm tra thực tế và qua báo chí phản ánh, Cục ATTP đã làm việc với cơ quan chức năng, Bộ thông tin - Truyền thông, đại diện facebook để xử lý những sai phạm này, song thực trạng này vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Có sản phẩm quảng cáo bên trên ghi là dược sĩ, bác sĩ tư vấn nhưng thực tế qua thanh tra, kiểm tra, nhiều dược sĩ, bác sĩ đó không có kiến thức về dinh dưỡng, thậm chí chỉ sinh viên mới ra trường, chưa nhận tốt nghiệp đại học, đóng giả làm bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Thậm chí, đã có quy định cấm sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ để quảng cáo, thông tin về sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng nhiều cán bộ y tế vẫn tham gia vì nhiều lý do khác nhau. Cục ATTP từng nhiều lần có công văn gửi giám đốc, trưởng đơn vị có cán bộ y tế quảng cáo TPCN để chấn chỉnh, quản lý cán bộ”
Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy một điều, mặc dù các vi phạm của các đơn vị kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị các lực lượng chức năng xử lý, nhưng đến ngay cả Cục ATTP cũng thấy phức tạp, thậm chí khó xử lý triệt để.
Mới chỉ xử lý được "phần ngọn"
Ngày 20/7 vừa qua, tại hội thảo “Thuốc – thực phẩm chức năng – giải pháp an toàn thực phẩm và bảo vệ thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp” ở TP. HCM, nhiều chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực dược đã chỉ ra những thách thức, rủi ro về vấn nạn thuốc giả, thực phẩm sức khỏe kém chất lượng đang hiện diện khắp nơi trên thế giới, đặc biệt nghiêm trọng tại các nước đang phát triển.
Đối với việc xử phạt các hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng, theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM, cho biết hiện chỉ mới xử lý được phần ngọn. Số lượng bị xử phạt chỉ là một phần nhỏ trong “tảng băng chìm” vì số lượng hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn đang lưu thông trên thị trường rất lớn.
Hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển, việc người bệnh khám bệnh qua công nghệ thông tin đang một nhiều lên. Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe và dược phẩm trực tuyến, quảng cáo qua mạng xã hội, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại… đã tăng vọt trong thời gian qua.
Một số doanh nghiệp cho nhân viên bán hàng giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại, sử dụng hình ảnh các nhân vật nổi tiếng (chuyên gia y dược, nghệ sĩ…) quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm cũng bùng nổ theo sự phát triển công nghệ nghe – nhìn và phương tiện truyền thông đại chúng.
Với hình thức kinh doanh này, người bán không cần công khai nơi trưng bày, bảo quản hàng hóa, thường giao hàng với số lượng ít theo đơn đặt hàng qua điện thoại gây nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Do đó, việc xử lý các đơn vi vi phạm rất nhiều, nhưng không thể xử lý hết được. Dư luận cho rằng, việc xử lý của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe như “bắt cóc bỏ đĩa” mà thôi.
Trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng
Theo đại diện Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM, đối với mặt hàng thực phẩm chức năng, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố là đầu mối kiểm tra, giám sát và phối hợp với đơn vị quản lý thị trường để phòng chống vấn nạn hàng giả. Tuy nhiên, chỉ với hoạt động xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước không là chưa đủ mà đòi hỏi sự phản hồi, hợp tác tích cực từ cộng đồng bằng cách ủng hộ hàng thật, không mua hàng giả; đồng thời còn là trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, thực phẩm chức năng.
Lãnh đạo Cục ATTP cho biết những năm qua, Cục ATTP liên tục tiến hành rà soát các nội dung quảng cáo. Nhiều doanh nghiệp phủ nhận nội dung quảng cáo vi phạm, chối cãi nội dung quảng cáo đó họ không thực hiện.
Là cơ quan quản lý, lãnh đạo Cục ATTP đã cảnh báo người tiêu dùng không mua những sản phẩm này, đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông. Để nhận diện vi phạm quảng cáo, ông Phong cho hay nếu thấy bất cứ một trong những dấu hiệu sau, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về sai phạm quảng cáo. Đó là: Dùng cán bộ y tế, danh nghĩa cán bộ y tế để quảng cáo; lấy danh nghĩa bài thuốc đông y, lang y nhưng thực chất đó là thực phẩm để quảng cáo chữa khỏi bệnh nọ bệnh kia là quảng cáo sai sự thật; dùng thư, lời cảm ơn, phát biểu của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng; quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định chữa dứt điểm bệnh nọ, bệnh kia...
Vấn đề quan trọng nhất đó là “chữ tâm” trong kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Không quảng cáo các sản phẩm của mình để người tiêu dùng tưởng lầm là thuốc có công dụng như thuốc chữa bệnh. Đây là trách nhiệm đối với người tiêu dùng của doanh nghiệp, không lên lấy lợi nhuận là tất cả.
Có như vậy chúng ta mới xử lý được vấn nạn thực phẩm chức năng vi phạm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.