Vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, đã đưa ra xét xử sơ thẩm từ ngày 14 - 16/10. Tuy nhiên, do số lượng người tham gia tố tụng đông và có nhiều nội dung cần phải làm rõ, phiên tòa dự kiến sẽ phải kéo dài thêm 2 ngày (17-18/10).
Do số lượng người tham gia tố tụng đông và có nhiều nội dung cần phải làm rõ, phiên tòa dự kiến sẽ phải kéo dài thêm 2 ngày (17-18/10) (ảnh N.V.HẢI).
Từ ngày 14 đến 16/10, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã đưa vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang ra xét xử sơ thẩm. Trong 3 ngày xét xử, các bị cáo: Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương, Triệu Thị Chính, Phạm Văn Khuông và Lê Thị Dung đã lần lượt được xét hỏi.
Qua lời khai của các bị cáo và nhiều tình tiết quan trọng đã được đưa ra như: Phát hiện bị cáo Vũ Trọng Lương - nguyên Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục lột tem niêm phong phòng chứa bài thi đặt tại Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang và bê hòm chứa bài thi đi nơi khác.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý nhờ người nâng điểm cho người thân; Cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang Triệu Thị Chính đưa danh sách 13 con các lãnh đạo và nhờ nâng điểm 12 thí sinh cho cấp dưới Nguyễn Thanh Hoài…
Cuối giờ chiều ngày 16/10, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang, thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Vương Thị Thu Hà cho biết, dự kiến phiên tòa kết thúc vào ngày 16/10, tuy nhiên do số lượng người tham gia tố tụng đông và có nhiều nội dung cần phải làm rõ, phiên tòa dự kiến sẽ phải kéo dài thêm 2 ngày (17-18/10).
Trong ngày làm việc thứ ba, Hội đồng xét xử dành nhiều thời gian để xét hỏi những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong vụ án. Trong đó có ông Nguyễn Thế Bình, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, người đại diện cho cơ quan này được cử đến tòa với tư cách là đơn vị liên quan.
Trước Hội đồng xét xử, ông Bình cho rằng các quy trình làm việc được các bị cáo khai báo thống nhất, chính xác.
Ông Vũ Văn Sử, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang. Ở vị trí người làm chứng, ông Sử thừa nhận đã chuyển danh sách 3 thí sinh cho bị cáo Triệu Thị Chính, trong đó một thí sinh có bố qua đời ngay trước ngày thi đầu tiên.
Theo ông Sử, sau khi phát hiện một trong hai ổ khóa của phòng nơi chứa bài thi bị mở, ông lập tức nhờ người tìm Nguyễn Thanh Hoài (nguyên là Trưởng Phòng khảo thí), nhưng không tìm được. Sau đó kiểm tra camera an ninh thì ông Sử phát hiện Vũ Trọng Lương đã mở ổ khóa đưa máy tính ra ngoài. Trước Hội đồng xét xử, ông Sử thừa nhận sai phạm và khẳng định bản thân đã nhận trách nhiệm với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và sẵn sàng nhận kỷ luật.
Trước đó, ngày 1/10, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã thông báo kết quả kiểm tra, xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đến ngày 30/9, tỉnh này đã xác định có 151 cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Trong đó có hai trường hợp đã được kiểm tra, xử lý là ông Trần Đức Quý, phó chủ tịch UBND tỉnh và ông Vũ Văn Sử, nguyên giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thi hành kỷ luật hai ông này bằng hình thức cảnh cáo, Ủy ban Kiểm tra trung ương đang kiểm tra việc thi hành kỷ luật Đảng.
Với 149 cán bộ, đảng viên còn lại tỉnh Hà Giang đã kiểm tra, xem xét, xử lý đối với 137 trường hợp. Trong đó có 46 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm đã bị xử lý kỷ luật (khiển trách 42 người, cảnh cáo 1 người và khai trừ Đảng 3 người).
29 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật được yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm. 57 cán bộ, đảng viên hiện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy và các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Hà Giang đang tiếp tục kiểm tra, xem xét xử lý.
Có 4 cán bộ, đảng viên tạm dừng kiểm tra, xem xét do mắc bệnh hiểm nghèo (hai người) và đang chờ kết quả xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (hai người).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.