Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 11:36

Yêu cầu Công ty Hoàng Sơn tạm dừng hoạt động khai thác đá tại núi Vân

Liên quan tới vụ người dân thôn Cẩm Vân, xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa - Thanh Hóa) tố cáo doanh nghiệp khai thác vượt xa so với giấy phép

UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Công ty CP Xây dựng và Thương mại tổng hợp Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) tạm dừng hoạt động khai thác tại khu vực khai thác số 1 (núi trên), mỏ đá vôi…

Kinh tế nông thôn số 13, ra ngày 5/5/2022, đăng bài Doanh nghiệp khai thác đá san bằng núi Vân?”, nêu việc người dân thôn Cẩm Vân, xã Thiệu Vũ  phản ánh về việc hơn 10ha núi đá (Núi Vân - núi trên, núi dưới) bị Công ty Hoàng Sơn xoá sổ với diện tích hơn 5ha núi dưới, vượt xa giấy phép được cấp.

Trước đó, ngày 26/04/2022, UBND tỉnh Thanh Hoá có Công văn số 5735/UBND-CN về việc hoạt động khai thác đá của Công ty Hoàng Sơn tại mỏ đá vôi xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa.

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa nhận được Đơn đề ngày 10/4/2022 của người dân thôn Cẩm Vân, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa phản ánh về việc Công ty Hoàng Sơn khai thác đá làm ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất và đời sống của nhân dân xã Thiệu Vũ.

 

a1.jpg
Hơn 5 ha thuộc núi dưới (núi Vân) bị Công ty CP Xây dựng và Thương mại tổng hợp Hoàng Sơn khai thác xóa sổ hoàn toàn, vượt mốc giới hơn 2 ha. (Ảnh chụp ngày 15/4/2022).

 

Trên cơ sở báo cáo và đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tại Công văn số 3164/STNMT-TNKS ngày 20/4/2022, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang có ý kiến chỉ đạo như sau: Thống nhất với đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3164/STNMT-TNKS ngày 20/4/2022, cụ thể như sau:

Yêu cầu Công ty Hoàng Sơn tạm dừng hoạt động khai thác tại khu vực khai thác số 1 (núi trên), mỏ đá vôi xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa được UBND tỉnh cấp phép khai thác cho đơn vị tại Giấy phép số 41/GP-UBND ngày 10/3/2020. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Thiệu Hóa và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu giải quyết đề nghị dừng và thu hồi giấy phép tại khu vực trên của nhân dân thôn Cẩm Vân, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 31/5/2022.

Đối với khu vực khai thác số 2 (núi dưới) mỏ đá vôi xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa: Yêu cầu Công ty Hoàng Sơn trong quá trình khai thác phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật trong việc khai thác khoáng sản; trong đó thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt; quá trình vận chuyển, bốc xếp hàng hóa phải tuân thủ các quy định về tải trọng, che chắn không làm rơi vãi đất, đá gây ảnh hưởng đến phương tiện tham gia giao thông trên đường và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực.

Đối với phần diện tích đã khai thác ngoài ranh giới mỏ được cấp (theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thiệu Hóa thì hiện trạng này diễn ra từ những năm trước đây, từ năm 1990 đến năm 2010): Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo đơn vị có chức năng, phối hợp với UBND huyệnn Thiệu Hóa, UBND xã Thiệu Vũ để đo đạc, xác định diện tích, trữ lượng khoáng sản nằm ngoài diện thẩm quyền xử lý theo quy định.

Giao UBND huyện Thiệu Hóa chỉ đạo các phòng chức năng, UBND xã Thiệu Vũ tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc trên.

 

Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Tiến (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nêu ý kiến về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên:

  1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 - 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  3. b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  4. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  5. d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61-121%;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
  3. b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  4. c) Có tổ chức;
  5. d) Gây sự cố môi trường;

đ) Làm chết người;

  1. e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 - 500.000.000 đồng.
  3. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  4. a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  5. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  6. c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top